Mã tài liệu: 142406
Số trang: 68
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Trong những năm gần đây, trước xu hướng hoà nhập và phát triển của kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đã mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế với rất nhiều nước trong khu vực và thế giới. Đi cùng vơi sự mở cửa của nền kinh tế là sự thay đổi của khung pháp chế. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đang cố gắng tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Nhà nước không còn bảo hộ cho các doanh nghiệp nhà nước như trước đây nữa. Việc này tạo ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhưng cũng lại đặt ra rất nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp nhà nước. Để tồn tại và ổn định được trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước phải có sự chuyển mình, phải nâng cao tính tự chủ, năng động để tìm ra phương thức kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao từ đó mới có đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh đích thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó liên quan chặt chẽ đến chi phí bỏ ra và lợi nhuận sẽ đạt được, do đó nếu xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá theo dõi được hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhắm giúp cho doanh nghiệp nâng cao được lợi nhuận.
Cùng với việc xác định kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc phân phối sử dụng đúng đắn, hợp ký kết quả kinh doanh sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, đảm bảo cho yêu cầu quản lý vốn, phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích kinh tế của Nhà nước, của doanh nghiệp và người lao động.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, việc xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận cũng còn nhiều bất hợp lý gây nên các hiện tượng “lãi giả lỗ thật” hoặc “lỗ giả lãi thật”, việc sử dụng các quỹ vốn còn nhiều tuỳ tiện chưa theo đúng mục đích của chúng. Do đó để khắc phục những mặt tồn tại nêu trên yêu cầu kế toán với vai trò là công cụ quản lý kinh tế phải không ngừng hoàn thiện, đặc biệt là kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận.
Đề tài được trình bày trong luận văn tốt nghiệp có kết cấu như sau:
Chương I: Lý luận chung về kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Chương II: Tình hình thực tế công tác kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại Công ty Than nội địa
Chương III: Phương hướng hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận ở Công ty Than nội địa
Em hy vọng các ý kiến và giải pháp đưa ra trong đề tài này sẽ có ý nghĩa về mặt lý luận và có tính khả thi về mặt thực tế.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 119
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16