Mã tài liệu: 89798
Số trang: 56
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,254 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi doanh nghiệp đều phải tự ý thức không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp khó có thể sản xuất một sản phẩm chất lượng cao với giá thành rẻ bằng hệ thống máy móc thiết bị nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu…Nói cách khác, sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà doanh nghiệp sử dụng có đáp ứng được yêu cầu mới của quá trình sản xuất kinh doanh, có theo kịp được sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại hay không? Bản chất của tất cả các cuộc đại cách mạng công nghiệp diễn ra từ trước tới nay cũng là tập trung giải quyết các vấn đề cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất mà thực chất là đổi mới, cải tiến và hoàn thiện hệ thống tài sản cố định (TSCĐ) trong đó chủ yếu là tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH).
Là một trong ba yếu tố sản xuất kinh doanh cơ bản (TSCĐ; nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ; lao động sống), TSCĐ nói chung và TSCĐHH nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Các loại TSCĐHH đều có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả của doanh nghiệp.
Mặc dù đã ý thức được vai trò của quan trọng của TSCĐ nói chung và TSCĐHH nói riêng nhưng thực trạng quản lý và sử dụng đối tượng này trong các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng TSCĐHH trong các doanh nghiệp, nhìn chung là cũ, giá trị còn lại (GTCL) thấp. Với mong muốn hoàn thiện kế toán TSCĐHH, việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH đã được đặt ra. Bởi lẽ làm tốt công tác kế toán TSCĐHH không chỉ giúp quản lý chặt chẽ TSCĐHH hiện có cả về số lượng và giá trị mà còn giúp doanh nghiệp có cơ sở tin cậy để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐHH, từ đó đề ra các quyết định đầu tư phù hợp. Trong những năm qua, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc tiếp thu chuẩn mực kế toán quốc tế vào hoàn thiện chế độ kế toán TSCĐ nói chung và kế toán TSCĐHH nói riêng để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định cả về phía cơ quan chức năng và cả về phía doanh nghiệp khiến cho việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH không đạt mục tiêu mong muốn.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Multimedia
Chương II: Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Multimedia
Chương III: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Multimedia
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 219
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 203
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 234
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16