Mã tài liệu: 137232
Số trang: 96
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu như thời bao cấp trước đây, khi người ta bán như cho thì khách hàng cũng tranh nhau mua cho bằng được. Chính vì thế, việc tiêu thụ diễn ra quá dễ dàng, thậm chí, các nhà giám đốc doanh nghiệp chỉ việc ngồi duyệt bán sản phẩm cho khách hàng theo kiểu ban ơn. Nhưng hôm nay, trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, các giám đốc đích thực đã phải lăn lộn đến bạc mặt mới tìm kiếm được khách hàng mua sản phẩm của mình. Và nếu trước đây, khách hàng phải chạy chọt, thậm chí phải van xin mới mua được một ít hàng thì ngày nay, họ đã có thể ngẩng cao đầu mua cái mà họ cần, cái mà họ thích. Họ được coi là ân nhân của các nhà sản xuất. Thay vì phải chạy vạy, xin xỏ, bây giờ họ là “Thượng đế”, họ có quyền phán xét và trả giá mặt hàng này, mặt hàng kia. Cho nên như người ta đã nói, thời buổi này, sản xuất ra sản phẩm đã khó nhưng tiêu thụ sản phẩm lại càng khó hơn. Thực tế kinh doanh cho thấy, không thiếu những sản phẩm của một số doanh nghiệp rất tốt nhưng vẫn không tiêu thụ được bởi thiếu những thông tin về kinh tế dẫn đến không biết cách tổ chức tiêu thụ, vì vậy không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng xã hội. Vì thế, để tiêu thụ được sản phẩm, trang trải được các khoản chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi thật sự là vấn đề không đơn giản, nó đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải suy nghĩ, trăn trở để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ có ý nghĩa sống còn đối với tất cả các doanh nghiệp. Thị trường vừa là thách thức, vừa là cơ hội đối với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và nó phản hồi lại chính bằng kết quả mà doanh nghiệp thu được hay phải trả giá. Nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp sản xuất là phải nâng cao mức bán ra, đồng thời với việc thực hiện tốt công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ nhằm ổn định và phát triển doanh nghiệp.
Kết cấu đề tài:
Phần 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất.
Phần 2. Thực trạng tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần Dệt 10/10.
Phần 3. Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần Dệt 10/10.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 235
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 17