Mã tài liệu: 221390
Số trang: 32
Định dạng: doc
Dung lượng file: 199 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Mục lục
Lời nói đầu 3
Phần nội dung 5
ILỵ luận chung về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây
lắp 5
1Đăc. điểm của sản xuất xây lắp 5
2Đăc. điểm của hạch toán chi phí sản xuất 6
3Đội tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 11
IIHach. toán chi phí sản xuất 13
1Nôi. dung và phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp 13
2Nôi. dung và phương pháp hạch toán chi phí nhân công
trực tiếp 15
3Nôi. dung và phương pháp hạch toán chi phí sử dụng máy
thi công 17
4Nôi. dung và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
chung 22
5Tộng hợp chi phí sản xuất 26
IIIMôt. số kiến nghị nhằm hoàn thiện 28
1Vệ từng nội dung hạch toán các khoản mục chi phí 28
2Vệ tài khoản sử dụng 30
3Vệ quản lý chi phí nhằm tiết kiệm chi phí nâng cao
hiệu quả kinh doanh 31
4Vệ vấn đề khoán tiền lương cho công nhân xây lắp 33
5Phượng pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ 34
6Môt. số ý kiến về các khoản thiệt hại trong xây dựng 36
7Xụ hướng áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp
xây lắp 38
8Sọ sánh với các doanh nghiệp khác 39
Phần kết luận 41
Lời nói đầu
Trong xu hướng phát triển toàn cầu hoá, đặc biệt trong cơ chế thị trường, lĩnh vực đầu tư xây lắp đã và đang được mọi cấp, mọi ngành, mọi người trong toàn xã hội quan tâm. Các công trình kiến trúc, công trình công nghiệp, công trình cơ sở hạ tang hâng` ngày, hàng giờ liên tiếp mọc lên, có thể nói tốc độ phát triển của lĩnh vực này là nhanh chưa từng có ở nước ta. Tuy nhiên, các công trình mọc lên dù có bề thế đến đâu cũng không thể gọi là thành công nếu công tác hạch toán không được thực hiện một cách nghiêm túc và phù hợp.
Hạch toán là một trong những chức năng quan trọng của quản lý và mang tính lịch sử. Ngày nay, để sản xuất ra một sản phẩm cần có sự phối hợp, tham gia của nhiều người, nhiều tổ chức, nhiều ngành. Do đó, mỗi bộ phận, mỗi tổ chức phải hạch toán chính xác công việc của mỗi bộ phận, mỗi tổ chức mình thì hạch toán sản phẩm mới chính xác. Trong hạch toán , hạch toán giá thành sản phẩm luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện công tác quản lý các doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp xây lắp nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung , hạch toán giá thành không phải là một công việc đơn giản mà phải dựa vào chi phí sản xuất, tổ chức quản lý tốt giá thành chỉ có thể thực hiện trên cơ sở tổ chức quản lý tốt chi phí sản xuất. Chi phí mà các doanh nghiệp phải chi trả đều nhằm mục đích là tạo ra giá trị sử dụng nhất định cho xã hội biểu hiện thành các loại sản phẩm khác nhau. Nguyên tắc hoạt động đầu tiên của các doanh nghiệp là phải đảm bảo trang trải được các phí tổn đã đầu tư sản xuất sản phẩm. Như vậy, khi sản xuất một sản phẩm nào đó thì chi phí dùng để sản xuất ra nó phải nằm trong giới hạn – giới hạn của sự bù đắp. Nếu vượt qua giới hạn này tất yếu doanh nghiệp sẽ bị phá sản. Qua những điều nêu trên, chúng ta thấy được tầm quan trọng của hạch toán chi phí sản xuất. Đặc biệt trong các doanh nghiệp xây lắp thì hạch toán chi phí sản xuất mang một số đặc điểm đặc thù so với các doanh nghiệp sản xuất khác. Nếu hoàn thành tốt công tác này sẽ tạo ra một lực thúc đẩy lớn trong việc quản lý xây dựng, quản lý chất lượng công trình tốt hơn.
Có bao nhiêu dự án, công trình đang được nhà nước xét duyệt, phê chuẩn?
Tuy nhiên hiệu quả các công trình mang lại là bao nhiêu? Doanh nghiệp sẽ phải tốn hết bao nhiêu chi phí, các loại chi phí và tỷ trọng của từng loại chi phí, khả năng để hạ thấp các loại chi phí này? Để trả lời câu hỏi đó, vấn đề hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp là rất cần thiết. Công tác hạch toán chi phí sản xuất xây lắp được thực hiện hợp lý thì không những giúp nhà nước quản lý tốt các doanh nghiệp xây lắp mà còn tránh được những thất thoát lớn có thể xảy ra. Hạch toán chi phí là cơ sở để hạch toán giá thành, xác định lợi nhuận từ đó xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, đảm đương được nhiệm vụ được giao, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp xây lắp nói riêng và doanh nghiệp sản xuất nói chung là phải hoàn thiện hạch toán kế toán. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất gắn với việc xây dựng hệ thống thông tin cung cấp cho quản lý là một công việc quan trọng trong nội dung hoàn thiện hạch toán kế toán.
Phần nội dung
ILỵ luận chung về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
1Đăc. điểm của sản xuất xây lắp.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp, có những điểm đặc thù về mặt kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật chi phối trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức kế toán chi phí sản xuất nói riêng. Sự chi phối này được hiểu như sau:
- Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến truc co' quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp kéo dài, ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Những đặc điểm này làm cho tổ chức và hạch toán khác biệt với các nghành sản xuất kinh doanh khác: sản phẩm xây lắp phải lập dự toandụ(' toán thiết kế, dự toán thi công) đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp.
-Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ (bán) theo giá dự toán- giá thanh toán với bên chủ đầu tư, giá thoả thuận với chủ đầu tư (giá thoả thuận này cũng phải xác định trên dự toán công trình) do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ.
-Sản phẩm xây lắp phải cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất (máy thi công, thiết bị vật tư, người lao động .) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý tài sản, thiết bị , vật tư, lao động cũng như hạch toán chi phí sản xuất rất phức tạp vì chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường, dễ tổn thất, hư hỏng .
-Sản phẩm xây lắp được sử dụng lâu dài ảnh hưởng môi trường sinh thai,cánh quan. Sau khi hoàn thành sản phẩm xây lắp rất khó thay đổi vì vậy việc tổ chức quản lý và hạch toán tiến hành chặt chẽ đảm bảo cho công trình phù hợp với dự toán thiết kế.
2Đăc. điểm của hạch toán chi phí sản xuất.
aKhại niệm chi phí sản xuất.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào tạo thành các công trình, hạng mục công trình, sản phẩm, lao vụ, phục vụ .
Các yếu tố về tư liệu sản xuất, đối tượng lao động dưới sự tác động có mục đích của sức lao động qua quá trình biến đổi sẽ trở thành các sản phẩm, công trinh Mòi hao phí cuối cùng đều được thể hiện bằng thước đo tiền tệ gọi là chi phí sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất kinh doanh trong xây dựng biểu hiện bằng tiền, hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà mọi doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá trinh sản xuất thi công và bàn giao sản phẩm xây lắp trong một kỳ nhất định.
Tuy nhiên, trên các góc độ nghiên cứu và quản lý khác nhau có các cách thể hiện, cách hiểu khác nhau về chi phí sản xuất.
-Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Chi phí sản xuất kinh doanh là tổng số tiền phải bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
-Đối với kế toán: Chi phí sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với một kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và phải là chi phí thực. Vì vậy cần có sự phân biệt giữa khái niệm chi tiêu và chi phí.
Chi tiêu là sự hao phí vật chất tại một thời điểm tiêu dùng. Về mặt kế toán, chi tiêu được ghi vào bên Có của tài khoản tài sản. Tổng số chi tiêu của doanh nghiệp trong kỳ gồm chi tiêu mua sắm nguyên vật liệu, hàng hoá, chi tiêu cho quá trình sản xuất sản phẩm và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ.
Còn chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính cho một kỳ kinh doanh. Chi phí về phương diện hạch toán được ghi vào bên Nợ của tài khoản chi phí. Tổng số chi phí của doanh nghiệp trong kỳ bao gồm toàn bộ giá trị vật tư, tài sản hao phí cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Chi tiêu và chi phí là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó chi tiêu là cơ sở của chi phí. Chi tiêu và chi phí khác nhau về lượng, về thời giá, chẳng hạn có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng được tính chi phí cho nhiều kỳ său xuất công cụ, dụng cụ nhưng phân bổ vào chi phí nhiều kỳ TK142 “Chi phí trả truớc”+) hoặc có những khoản được tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế lại chưa chi tieu(^ TK335 “ Chi phí phải tra”?).
Từ đó rút ra kết luận chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định của doanh nghiệp xây lắp bao gồm chi phí sản xuất xây lắp và chi phí ngoài xây lắp.
b. Phân loại chi phí sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng và là tiền đề của việc kiểm tra, phân tích chi phí, thúc đẩy việc quản lý chặt chẽ chi phí hướng tới tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong kế toán có các cách phân loại sau:
*Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí:
Thực chất chỉ có ba yếu tố chi phí: chi phí về sức lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động. Tuy nhiên, để phân tích thông tin về chi phí cụ thể phục vụ cho việc xây dựng định mức vốn lưu động và phân tích các dự toán chi phí thì các yếu tố trên được chi tiết hoá thành các yếu tố sau:
-Yếu tố nguyên vật liệu: gồm toàn bộ giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ sử dụng vào sản xuất thi công xây lap(' loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
-Yếu tố nhiên liệu, động lực: sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong ky(` trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
-Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: gồm tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân xây lắp.
-Yếu tố khấu hao tài sản cố định: gồm tổng số khấu hao tài sản cố định trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng trong kỳ.
-Yếu tố bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: tính theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp theo lương.
-Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào việc sản xuất kinh doanh.
-Yếu tố chi phí khác bằng tiền: là những chi phí khác bằng tiền chưa được phản ánh ở các yếu tố trên.
*Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
-Chi phí sản xuất kinh doanh: gồm các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ và quản lý.
-Chi phí hoạt động tài chính: là những chi phí liên quan đến hoạt động về vốn và đầu tư tài chính.
-Chi phí bất thường: gồm những chi phí ngoài dự kiến do chủ quan hay khách quan đưa tới.
*Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phămthểo công dụng kinh tế).
Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng, bao gồm:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên lieu thậm gia trực tiếp vào quá trình sản xuất thi công xây lắp, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
-Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, phụ cấp theo lương và các khoản trích theo lươngbẳo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn ).
-Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuătkhong^' kể chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp). Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ sẽ bao gồm chỉ tiêu giá thành sản xuất với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
*Phân loại chi phí theo chức năng trong sản xuất kinh doanh.
Dựa vào chức năng của các hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh và chi phí liên quan đến việc thực hiện các chức năng mà chi phí sản xuất kinh doanh được chia làm ba loại:
-Chi phí sản xuất: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng liên quan đến việc chế tạo sản phẩm.
-Chi phí tiêu thụ: Gồm tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
-Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm những chi phí quản lý kinh doanh, hành chính, những chi phí chung phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
*Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí:
Cách ứng xử của chi phí có nghĩa là những chi phí này sẽ thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động kinh doanh thay đổi. Cách phân loại này đáp ứng nhu cầu lập kế hoạch, kiểm soát chi phí và chủ động điều tiết chi phí của nhà quản lý. Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí của doanh nghiệp được phân thành:
-Biến phí: Là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động. Biến phí khi tính cho một đơn vị sản phẩm thì ổn định không thay đổi, tổng biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi và biến phí bằng không khi không có hoạt động.
-Định phí: Là những chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Định phí chỉ giữ nguyên trong phạm vi phù hợp với mức độ hoạt động. Định phí một đơn vị sản phẩm thay đổi khi sản lượng thay đổi.
-Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí lẫn định phí như chi phí về điện, nước, điện thoai ợ mức độ hoạt động căn bản. Chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí, quá mức độ đó nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Để phân tích người ta dùng phương pháp cực đại, cực tiểu, bình phương nhỏ nhất.
*Một số cách phân loại chi phí khác.
-Phân loại theo khả năng kiểm soát được chi phí hay không của các cấp quản lý.
-Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí : gồm chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ.
Do đặc điểm sản phẩm của nghành xây dựng là những công trình, hạng mục công trình, vật kiến truc máng tính đơn chiếc. Mỗi sản phẩm có dự toán thiết kế, dự toán thi công riêng nên mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công cũng không giống nhauvề( mức chi phí và kết cấu chi phí ). Các công trình có dự toán thiết kế, dự toán thi công giống nhau nhưng khác địa điểm thi cơngcố thể cùng khu vực) thì chi phí cũng không giống nhau. Các yếu tố lao động, thiết bị, máy móc thi công không có tính chất cố định như đối với sản phẩm công nghiệp. Do đó ngoài các khoản mục chi phí vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung trong giá thành ,sản phẩm xây lắp còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công là khoản mục chi phí trực tiếp.
Ngoài ra các nhà quản lý kinh tế còn sử dụng một số thuật ngữ như: chi phí cơ hội, chi phí tới hạn, chi phí chìm, chi phí chênh lech Viẹc^. sử dụng cách phân loại này tuỳ thuộc vào từng góc độ nghiên cứu và yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất kinh doanh ở từng doanh nghiệp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 40
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 34
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 170
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 101
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16