Mã tài liệu: 263087
Số trang: 77
Định dạng: zip
Dung lượng file: 520 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I. Đặc điểm, vai trò và yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp.
1.Khái niệm và đặc điểm TSCĐ
1.1.Khái niệm :
Một bộ phận tư liệu lao động sản xuất giữ vai trò chủ yếu trong quá trình sản xuất, được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đó là các TSCĐ.
Là những tư liệu lao động (TLLĐ) chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, các công trình kiến trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắm các TSCĐ vô hình ...trong quá trình đó mặc dù TSCĐ bị hao mòn nhưng nó vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Thông thường, khi TSCĐ bị hỏng thì được sửa chữa khôi phục để kịp thời sản xuất, chỉ khi nào nó đã bị hao mòn hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi về mặt kinh tế thì nó sẽ được đem đi thanh lý hoặc nhượng bán.
Theo quy định mới nhất số: 166 TC/QĐ/CSTC của Bộ tài chính mọi TLLĐ là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn dưới đây :
+ Phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
+Có giá trị từ 5.000.000đồng (năm triệu đồng) trở lên
thì được coi là TSCĐ.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó mà do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập.
Những TLLĐ không đủ các tiêu chuẩn trên được coi là công cụ lao động nhỏ, được tính toán và phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 232
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 129
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 37
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 16