Mã tài liệu: 99635
Số trang: 34
Định dạng: docx
Dung lượng file: 139 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Trong giai đoạn hiện nay mọi ngành nghề, lĩnh vực đang đua nhau phát triển và cạnh tranh dữ dội. Nhiều doanh nghiệp mới ra đời và đòi hỏi đội ngũ cán bộ và công nhân viên có trình độ và kĩ năng vững chắc. Một trong những đòi hỏi quan trọng đối với bộ máy nhân lực là lực lượng kế toán viên. Cùng với tiến trình phát triển kinh tế doanh nghiệp, kế toán ngày càng đặt ra những nhu cầu bức thiết và trở thành một lĩnh vưc quan trọng trong công tác quản trị của doanh nghiệp. Với vị trí của mình, công tác kế toán tài chính đã được Bộ tài chính nói riêng và các doanh nghiệp nói chung chú trọng xây dựng và phát triển. Do đó cùng với thời gian, chế độ kế toán Việt Nam ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Qua 4 đợt ban hành các chuẩn mực kế toán trước đây, chế độ kế toán Việt Nam đã khá đầy đủ và dần đáp ứng nhu cầu hạch toán của các doanh nghiệp. Mới đây, Bộ tài chính đã ban hành thêm 04 chuẩn mực kế toán mới (đợt 5) theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của bộ trưởng Bộ tài chính.
Trong số những chuẩn mực kế toán mới này thì chuẩn mực kế toán số 18 “các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” là một chuẩn mực đặc biệt và có tính thực tiễn cao. Trong chuẩn mực này đã thành lập thêm TK 352 “dự phòng phải trả”. Tài khoản này được trích lập và hoàn nhập khá tương tự với các khoản dự phòng về vật tư, hàng hoá, khoản phải thu khó đòi. Tuy nhiên nó cũng có những khác biệt lớn so với các khoản dự phòng trước đây. Đó chính là tính vô hình trong các dự đoán tương lai. Điều này sẽ được làm rõ hơn trong các phần sau của đề tài này.
Bên cạnh đó, chuẩn mực này cũng đề cập đến một vài khái niệm mới như tài sản và nợ tiềm tàng. Những khái niệm này chưa hề được đề cập đến trong các chế độ kế toán trước đây.
Cùng với quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của bộ trưởng bộ tài chính, BTC còn ban hành thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày20/3/2006 của bộ tài chính về việc “hướng dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/2/2005 của bộ trưởng bộ tài chính”. Thông tư này đã có những hướng dẫn cụ thể về thực hành kế toán chuẩn mực kế toán số 18 “các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”. Với sự ra đời của TK352 “dự phòng phải trả” làm cho các doanh nghiệp chủ động hơn về mặt tài chính và đồng thời giúp kế toán doanh nghiệp dần được hoàn thiện và hội nhập với thế giới.
Bên cạnh đó nó cũng có những hạn chế và nhược điểm trong hướng dẫn thực hiện. Do đó tìm ra những giải pháp để khắc phục những nhược điểm này là một trong những công việc quan trọng. Đề tài “Bàn về nghiệp vụ kế toán dự phòng phải trả theo chế độ kế toán hiện hành”
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Phần I>Khái quát chung về các khoản dự phòng và dự phòng phải trả.
Phần II> Kế toán dự phòng phải trả theo chế độ kế toán hiện hành.
Phần III> Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện về kế toán dự phòng phải trả.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 973
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 1513
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 1425
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 200
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 18