Mã tài liệu: 253916
Số trang: 142
Định dạng: rar
Dung lượng file: 2,290 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
Mở đầu [FONT="]1. Lý do chọn đề tài[FONT="] - Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội của các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng và mũi nhọn của nhiều nước công nghiệp phát triển. Hiện nay, ngành “công nghiệp” du lịch chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với các nước đang phát triển, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế của quốc gia. - Mặt khác, du lịch là ngành tổng hợp, có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế - xã hội, trong đó có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời với cộng đồng địa phương (những người dân – chủ nhân của những vùng đất có tài nguyên mà ngành du lịch đang khai thác và sử dụng). Đặc biệt là những nơi có loại hình du lịch sinh thái và văn hóa phát triển, sự thành công hay thất bại trong quá trình hoạt động du lịch khai thác tài nguyên, phụ thuộc rất nhiều vào việc phối hợp, điều hòa lợi ích, chia sẻ nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia.
Do đó, du lịch đã đem lại rất nhiều lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho cộng đồng địa phương như: tạo việc làm, tăng thu nhập, giúp xây dựng và tu bổ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn, đem đến sự hiểu biết, giao lưu văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của vùng, của đất nước Điều đó mang ý nghĩa nhân văn rất lớn, thể hiện đường lối chiến lược, chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng đắn, phù hợp của mỗi nước, của mỗi quốc gia. - Đối với Ninh Bình, du lịch mà tiêu biểu du lịch cộng đồng là một trong những giải pháp, phương hướng để phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là đối với huyện Hoa Lư. Hoa Lư – Ninh Bình là một vùng đất rất giàu tiềm năng du lịch, cả về tài nguyên thiên nhiên lẫn tài nguyên nhân văn. Các tài nguyên đó hầu hết đều quy tụ gần các trục đường giao thông, đi lại thuận tiện và không cách xa thủ đô Hà Nội về mặt địa lý. - Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động du lịch “theo đúng nghĩa’’ (cùng tham gia quản lý, cùng chịu trách nhiệm, cùng chia sẻ quyền lợi ) ở Hoa Lư mới bước đầu phát triển và vẫn còn ở mức thấp, người dân chỉ chủ yếu tham gia vào một số khâu không quan trọng, lợi ích kinh tế không thường xuyên và bấp bênh. Các hình thức tham gia hầu như mang tính chất tự phát, xuất phát từ quy luật cung – cầu của kinh tế thị trường (người dân thấy có lợi, có thu nhập thì họ làm) trong khi đó đất canh tác để làm nông nghiệp thì ngày càng bị thu hẹp để sử dụng cho mục đích du lịch. Do đó, vấn đề việc làm của người dân lại trở nên bức thiết hơn. Sự bất cập trong quản lý, sự điều hòa lợi ích giữa các bên tham gia chưa tốt dẫn đến chất lượng cuộc sống của người dân chưa thực sự được đảm bảo. Vấn đề đặt ra đối với du lịch Hoa Lư là cần giúp người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch, cùng vì lợi ích, mục đích chung. Phát triển du lịch cộng đồng giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao nhận thức về du lịch, về ý nghĩa bảo vệ tài nguyên môi trường, ý nghĩa của việc tạo ra môi trường nhân văn hấp dẫn du khách. - Từ trước tới nay đã có rất nhiều sách báo, tài liệu, các tác giả viết – nói về Hoa Lư (Lê Văn, Nguyễn Thế Giang: Kinh đô Hoa Lư; Lã Đăng Bật: Về với vịnh Hạ Long cạn; Cố đô Hoa Lư ) nhưng chủ yếu là ca ngợi về cảnh đẹp của thiên nhiên, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử phục vụ mục đích quảng bá du lịch mà ít ai tìm hiểu về người dân địa phương - chủ nhân của những tài nguyên đó làm du lịch như thế nào, tác động của du lịch tới đời sống của họ ra sao Chính vì thế, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động du lịch cộng đồng tại Hoa Lư - Ninh Bình” với mong muốn bằng những kiến thức đã học và tình yêu quê hương, sẽ góp một phần nhỏ bé của mình cho sự phát triển du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của quê nhà.
2. Phạm vi, đối tượng của đề tài: a. Phạm vi - Không gian nghiên cứu: Đề tài khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu trên đìa bàn 2 xã Ninh Hải và Trường Yên – là nơi có 2 điểm du lịch mang tính quốc gia, quốc tế: Tam Cốc - Bích Động và cố đô Hoa Lư – Ninh Bình. - Thời gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2008. b. Đối tượng nghiên cứu: - Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) để phát triển du lịch cộng đồng của khu du lịch Hoa Lư – Ninh Bình. - Cộng đồng địa phương chủ yếu ở địa bàn 2 xã Ninh Hải - Trường Yên và một số xã lân cận tham gia vào hoạt động du lịch. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài a. Mục đích: - Nâng cao nhận thức của bản thân cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn về Du lịch cộng đồng và tài nguyên du lịch tại Hoa Lư. Mặt khác, “Dân ta phải biết sử ta”, là một người con của quê hương, bản thân em rất muốn tìm hiểu sâu, đúng những giá trị của địa phương mình. Muốn vậy, cần phải tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề một cách nghiêm túc, toàn diện. - Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu sẽ cung cấp nguồn tư liệu nhỏ cho những ai quan tâm tới nội dung của đề tài. - Góp phần đưa ra giải pháp phát triển du lịch ở Hoa Lư – Ninh Bình (có thể chỉ là tham khảo, hoặc ứng dụng. Þ Hiểu quê hương để yêu quê hương hơn. b. Nhiệm vụ: - Tổng quan về cơ sở lí luận, tìm hiểu những nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn sự phát triển du lịch cộng đồng tại Hoa Lư - Ninh Bình. - Nghiên cứu những nguồn lực để phát triển du lịch cộng đồng tại đây. - Đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng ở Hoa Lư - Ninh Bình và đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển du lịch một cách bền vững. 4. Quan điểm, phương pháp nghiên cứu a. Quan điểm - Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nghiên cứu tất cả thực trạng các nguồn lực phát triển du lịch cũng như lí luận trong sự vận động phát triển của chính ngành du lịch, các ngành kinh tế - xã hội cũng như các ngành khoa học du lịch và các ngành khoa học nói chung trong mối quan hệ biện chứng và theo các quy luật khách quan. - Phát triển du lịch bền vững Nghiên cứu phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng cần đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai, đảm bảo được các mục tiêu, nguyên tắc phát triển bền vững. Vận dụng cơ sơ lý luận phát triển du lịch bền vững trong quá trình nghiên cứu đề tài - Lãnh thổ tổng hợp + chuyên môn hóa Mỗi lãnh thổ du lịch thường có nhiều nguồn lực để phát triền du lịch. Nhưng đồng thời mỗi địa phương, hoặc mỗi hệ thống lãnh thổ du lịch cũng có những nguồn lực phong phú, đặc sắc là thế mạnh để phát triển du lịch riêng. Vì vậy cần phải nghiên cứu để có được các dự án, giải pháp, chiến lược, vừa phát huy được những thế mạnh tổng hợp các nguồn lực để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, nhưng đồng thời cũng cần ưu tiên đầu tư, phát triển những loại hình du lịch mang tính chuyên biệt, mũi nhọn của mỗi hệ thống lãnh thổ du lịch cũng như mỗi địa phương để tạo ra sức cạnh tranh. - Quan điểm kế thừa: Du lịch là một ngành tổng hợp có quan hệ với nhiều ngành khác như: kinh tê – xã hội, địa lý, môi trường, kinh tế . Vì vậy, trong quá trình phát triển du lịch, để tiết kiệm thời gian, công sức và tài chính, cần kế thừa các công trình nghiên cứu, các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã có và các công trình khoa học liên quan. b. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu: Để hoàn thành khóa luận này, sinh viên đã thực hiện các cuộc khảo sát, thu thập tài liệu, đi theo tour từ Tam Cốc – Bích Động đến cố đô Hoa Lư; khảo sát tại làng nghề của xã Ninh Hải và Ninh Vân. - Phương pháp điều tra Xã hội học Trong quá trình nghiên cứu, sinh viên đã sử dụng các phương pháp điều tra qua: + Phỏng vấn trực tiếp các cơ quan có thẩm quyền, các công ty du lịch, UBND xã cùng một số hộ dân. + Phỏng vấn bằng bảng hỏi - Phương pháp thống kê, lập bảng, xử lý tổng hợp các thông tin, số liệu: Tìm các thông tin, số liệu tại các cơ sở như Sở du lịch, Sở văn hóa, công ty du lịch, UBND huyện, xã . sau đó tiến hành chọn lọc, sắp xếp thứ tự, sử dụng các thông tin cần thiết có liên quan đến đề tài. - Phương pháp bản đồ, ảnh minh họa: Thể hiện một cách trực quan những đặc điểm và sự phân bố không gian theo lãnh thổ của tài nguyên được nghiên cứu, xác định được tour, tuyến. 5. Kết cấu đề tài: Gồm có 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch cộng đồng. Chương 2: Nguồn lực và thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại Tam Cốc – Bích Động và cố đô Hoa Lư. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động và cố đô Hoa Lư.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 2261
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 1084
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 746
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 18