Mã tài liệu: 273486
Số trang: 111
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,533 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cho đến nay sở giao dịch hàng hóa (Commodity exchange) đã không còn mới lạ đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Kể từ lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1848 cho đến nay, sở giao dịch hàng hóa đã không ngừng phát triển và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại và góp phần vào phát triển nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, ở Việt Nam sở giao dịch hàng hóa vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ với những nhà sản xuất hay các nhà đầu tư. Người ta vẫn mới chỉ biết đến một loại hình sở giao dịch tương tự sở giao dịch là sở giao dịch chứng khoán mà thôi. Với thị trường tiềm năng là hơn 80 triệu dân, trong đó phần lớn là ở nông thôn, cộng với nền kinh tế ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục, và sự hội nhập ngày càng sâu rộng của thương mại Việt Nam với thế giới, nhu cầu về sự hình thành sở giao dịch hàng hóa nhằm tăng cường giao dịch hàng là rất lớn. Nhưng tại sao ở Việt Nam vẫn chưa hình thành những sở giao dịch hàng hóa thế mạnh đặc biệt là các mặt hàng nông sản? Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra hiện nay là cần phải đáp ứng những yếu tố nào để có thể thành lập được sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam, do đó em đã chọn “Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận
Trên cơ sở xây dựng hệ thống cơ sở lý luận chung về sở giao dịch hàng hóa trên thế giới cũng như việc tìm hiểu những điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa, khóa luận đã đưa ra nhận xét về khả năng xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. Đồng thời, trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia đang phát triển, đề xuất mô hình sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: các điều kiện khách quan và chủ quan để xây dựng sở giao dịch hàng hóa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu cơ sở lý luận chung sở giao dịch hàng hóa, đánh giá khả năng thành lập sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam đồng thời đề xuất mô hình áp dụng cho Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: thu thập tài liệu, phân tích thống kê, hệ thống hóa và diễn giải. Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, đồng thời nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của khóa luận được phân bổ thành 3 chương:
- Chương I: Tổng quan về sở giao dịch hàng hóa.
- Chương II: Điều kiện để xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.
- Chương III: Kinh nghiệm thành lập sở giao dịch ở một số nước và một số đề xuất về sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.
Trong quá trình làm khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn trước nhất tới PGS. TS Nguyễn Văn Hồng – Bộ môn Giao dịch Thương mại quốc tế, khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế đã hướng dẫn và giúp em hoàn thiện bài khóa luận của mình.
Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn, và các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế và của trường đại học Ngoại Thương đã trang bị cho em những kiến thức hết sức bổ ích và thiết thực giúp em hoàn thành bài khóa luận này cũng như trong quá trình công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2008
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hoá 3
1.1.1. Quá trình phát triển sở giao dịch hàng hoá 3
1.1.2. Đặc điểm sở giao dịch hàng hóa 7
1.1.2.1. Các hợp đồng phải có tiền bảo chứng 8
1.1.2.2. Đa số các hợp đồng được thanh lý trước thời hạn 9
1.1.2.3 Các điều khoản trong hợp đồng được tiêu chuẩn hóa 9
1.1.2.4. Trung tâm thanh toán giám sát việc thực hiện hợp đồng 11
1.1.3. Phân loại sở giao dịch hàng hoá 11
1.1.3.1. Căn cứ theo hình thức sở hữu 11
1.1.3.2. Căn cứ vào hình thức thị trường 13
1.1.4. Tổ chức hoạt động sở giao dịch hàng hoá 16
1.1.4.1. Tổ chức sở giao dịch hàng hóa 16
1.1.4.2. Các công ty môi giới 17
1.1.4.3. Các thành viên sở giao dịch hàng hóa 18
1.1.4.4. Sàn giao dịch hàng hóa (Trading floor) 20
1.1.4.5. Trung tâm thanh toán (Clearing house) 21
1.2. Những giao dịch trên sở giao dịch hàng hoá 23
1.2.1. Giao dịch tương lai hàng hoá (Futures Commodity Trading) 23
1.2.1.1. Trạng thái giao dịch mở và khối lượng giao dịch 23
1.2.1.2. Mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá tương lai 24
1.2.1.3. Những hoạt động trên thị trường tương lai 25
1.2.2. Giao dịch quyền chọn hàng hóa 27
1.2.2.1. Đặc trưng thị trường quyền chọn hàng hóa 27
1.2.2.2. Các chiến lược quyền chọn 30
1.3. Vai trò của sở giao dịch hàng hoá 33
1.3.1. Đối với những người tham gia sở giao dịch 33
1.3.1.1. Đối với những người tự bảo hiểm 33
1.3.1.2. Đối với những nhà đầu cơ trên sở giao dịch hàng hóa 35
1.3.2. Đối với nền kinh tế nói chung 36
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM 38
2.1. Điều kiện để hình thành sở giao dịch hàng hóa 38
2.1.1. Điều kiện khách quan để hình thành sở giao dịch hàng hóa 38
2.1.1.1. Cơ chế thị trường 38
2.1.1.2. Sản xuất phát triển và hàng hóa được tiêu chuẩn hóa 39
2.1.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế 41
2.1.2. Điều kiện chủ quan để hình thành sở giao dịch hàng hóa 42
2.1.2.1. Nhu cầu hình thành sở giao dịch hàng hóa 42
2.1.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng trang thiết bị 44
2.1.2.3. Các chính sách của chính phủ 44
2.1.2.4. Năng lực các nhà đầu tư 46
2.2. Những điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam 48
2.2.1. Cơ chế kinh tế của việt Nam 48
2.2.2. Sự phát triển kinh tế của Việt Nam 50
2.2.3. Nguồn sản phẩm nông nghiệp phong phú 52
2.2.3.1.Tầm quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam 52
2.2.3.2. Khả năng tham gia sở giao dịch hàng hóa của một số nông sản Việt Nam 55
2.2.4. Nhu cầu hình thành sở giao dịch hàng hóa 66
2.2.4.1. Số lượng những người tham gia thị trường lớn 66
2.2.4.2. Sự biến động xu hướng giá cả trong nước và thế giới. 67
2.2.5. Khung khổ pháp lý về giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa 70
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM THÀNH LẬP SỞ GIAO DỊCH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VIỆT NAM 74
3.1. Kinh nghiệm thành lập sở giao dịch ở một số quốc gia 74
3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 74
3.1.1.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Trung Quốc 74
3.1.1.2. Sở giao dịch hàng hóa ở Trung Quốc 75
3.1.1.3. Nhận xét 78
3.1.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ 80
3.1.2.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Ấn Độ 80
3.1.2.2. Sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ 81
3.1.2.3. Nhận xét 84
3.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia 85
3.1.3.1. Vai trò nông nghiệp trong nền kinh tế Malaysia 85
3.1.3.2. Kinh nghiệm ở Malaysia 86
3.1.3.3. Nhận xét 87
3.2. Một số đề xuất xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. 89
3.2.1. Về hình thức tổ chức sở giao dịch hàng hóa 89
3.2.2. Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các bộ phận. 90
3.2.3. Vấn đề đào tạo 91
KẾT LUẬN 94
PHỤ LỤC 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 193
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 237
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 16
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 29
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 23
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 22
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 17
⬇ Lượt tải: 13
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 870
⬇ Lượt tải: 20