Mã tài liệu: 232089
Số trang: 15
Định dạng: doc
Dung lượng file: 112 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
I. NGUYÊN NHÂN – NGUỒN GỐC CĂN BỆNH
Căn bênh Hà Lan là tên gọi một loại nguy cơ kinh tế xảy ra khi đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên dẫn tới làn suy giảm ngành công nghiệp chế tạo – một hiện tượng giảm công nghiệp hóa. Thuật ngữ căn bệnh Hà Lan đôi khi được dùng để chỉ nguy cơ xảy ra khi phụ thuộc nguồn lực vào bên ngoài dẫn tới suy giảm các nguồn lực trong nước.
“Căn bệnh Hà Lan” là một thuật ngữ trong kinh tế học ra đời năm 1977 để mô tả sự suy giảm của khu vực sản xuất Hà Lan sau khi nước này tìm ra mỏ khí gas lớn. Từ đó về sau thuật ngữ này dùng để nói về mối quan hệ giữa việc phát hiện nguồn tài nguyên thiên nhiên mới với sự tụt hậu của sản xuất trong nước của một quốc gia.
Trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất phát hiện một nguồn khí đốt với trữ lượng rất lớn. Nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, Hà Lan có thêm một khoản trời cho rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã tăng chi tiêu ngân sách, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, sản xuất hàng hóa phi ngoại thương không có sức cạnh tranh.
Căn bệnh Hà Lan phát tác một khi nguồn tài nguyên trong nước đã cạn kiệt hoặc có sự biến động giảm giá tài nguyên trên thị trường thế giới. Khi đó việc khai thác tài nguyên để bán gặp khó khăn. Các ngành sản xuất khác trong nước hầu như đã tê liệt vì tụt hậu kỹ thuật khi không được đầu tư trong thời gian dài. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.
II. MÔ HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CĂN BỆNH HÀ LAN
1. Mô hình cổ điển1
1.1. Nội dung
Mô hình cổ điển của Căn bệnh hà Lan được công bố bởi hai nhà kinh tế học là W. Max Corden và J. Peter Neary vào năm 1982. Mô hình này dựa trên giả thiết rằng nền kinh tế quốc dân được chia ra làm 2 khu vực: khu vực xuất khẩu (tradable sector) và khu vực không xuất khẩu (non-tradable). Trong đó, khu vực xuất khẩu được chia làm 2 khu vực nhỏ.
ã Khu vực “bùng nổ” (booming sector) : khu vực khai thác tài nguyên
ã Khu vực “trì trệ” (non-booming sector): khu vực chế tạo (manufacturing sector
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 240
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 197
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 202
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 170
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 215
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem