Mã tài liệu: 286585
Số trang: 9
Định dạng: zip
Dung lượng file: 73 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
MỤC LỤC
I. Mở đầu 1
II. Nội dung 2
1. Khái niệm 2
2. Nội dung chính 2
2.1. Sự biến đổi chức năng văn hóa 3
2.2. Sự biến đổi chức năng tái sản xuất 7
III. Kết luận 8
I. Mở đầu
Nghị quyết hội nghị TW lần thứ 5 (khóa VIII) đã đặt vấn đề gia đình một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa và phát triển về mọi mặt của đất nước.Vấn đề đặt ra là phải tạo ra đời sống lành mạnh ở các đơn vị cơ sở, đầu tiên là gia đình, giữ gìn và phát huy những đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa và xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình_nhà trường & xã hội.
Gần đây, gia đình không chỉ nổi lên như một vấn đề quan trọng và cấp thiết của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề đang đặt ra với các dân tộc trên toàn thế giới. Loài người đã từ giã thế kỷ XX để bước vào thế kỷ XXI. Vấn đề gia đình ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp.Ở mọi nơi, mọi lúc, gia đình đều chứng tỏ sức mạnh của nó. Nó có thể xây dựng và cũng có thể phá hoại. Nó đem lại hạnh phúc cho con người cũng như gieo rắc những điều bất hạnh. Không lúc nào bằng lúc này, vấn đề GĐ được đặt ra với một ý nghĩa phổ quát; nó không chỉ mang tính cấp thiết của hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết định đối với tương lai.
Lịch sử CNH_HĐH của dân tộc gắn liền với những biến đổi sâu sắc của gia đình, đều chịu sự tác động kìm hãm hay thúc đẩy, tiến bộ hay bảo thủ của GĐ. GĐ cũ với những quy tắc cổ truyền, với quan hệ gắn bó giữa các thành viên, với trật tự trên dưới, với sự phục tùng đối với người gia trưởng đã được duy trì và vận dụng như một nhân tố tích cực trong CNH_HĐH. Nhưng phải chăng kiểu gia đình này có thể tồn tại mãi với thời gian? Phải chăng mâu thuẫn giữa thế giới mới và cũ, giữa sự lỗi thời của quá khứ và sự đòi hỏi của tương lai sẽ tránh khỏi được một sự bùng nổ sâu sắc và mạnh mẽ.
VN là một nước chậm tiến đang đi vào CNH_HĐH với đầy rẫy những khó khăn. Gia đình VN là một vấn đề khoa học. GĐ kiểu cũ kéo dài hàng ngàn năm đã không thể tự bảo tồn trước những đổi thay của đất nước. Hoàn cảnh một đất nước phương Đông bị phong kiến bên trong và thực dân bên ngoài áp bức, đòi hỏi nhân dân ta phải vượt ra khỏi sự kìm hãm và ràng buộc của gia đình. Cách mạng tháng 8 là một bước ngoặt lớn trong lịch sử. Cách mạng không chỉ giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi xiềng xích nô lệ nói chung, mà còn giải phóng cho gia đình. Trên con đường đổi mới, gia đình cũng đang tiếp tục chuyển biến, cái mới và cái cũ còn đan xen nhau. Qua 2 thời kỳ từ giải phóng miền Bắc 54 đến 1986(đổi mới) và từ đổi mới đến nay, gia đình Việt Nam mang những bộ mặt như thế nào. Với việc phân tích 2 chức năng của gia đình, đó là:chức năng văn hóa & chức năng tái sản xuất, thông qua 2 thời kỳ vừa nói trên, những giá trị nào của gia đình VN là còn được duy trì, giá trị nào nhường chỗ cho những giá trị của thời kỳ mới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 757
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1531
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 2723
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 75
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 927
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 738
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 19