Mã tài liệu: 117699
Số trang: 58
Định dạng: docx
Dung lượng file: 261 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
Con đường chính trị của bất cứ một quốc gia nào cũng dẫn tới mục tiêu cuối cùng là làm cho đất nước mình giầu mạnh về kinh tế, xã hội thực sự công bằng và con người sống văn minh. F.Anghen đã nói “Trước khi con người ta nghĩ tới làm chính trị, văn hoá … thì trước hết họ phải ăn, phải mặc, ở”. Tục ngữ Việt Nam có câu “Có thực mới vực được đạo”. Một quốc gia cũng vậy muốn đạt được các mục tiêu đặt ra, trước hết nhà cầm quyền phải tìm phương sách làm cho nhân dân no đủ, tức là xây dựng một nền kinh tế vững mạnh.
Thức tế cho thấy không ít quốc gia có nền kinh tế phát triển song đó chỉ là tạm thời, một ví dụ là Thái Lan: Trước đây nến kinh tế của Thái Lan khá phát triển nhưng sự phát triển này là do những tác nhân bên ngoài, cụ thể nguồn vốn chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển đó là vốn đầu tư nước ngoài, mà không phải là chính sức lực của nhân dân của quốc gia đó. Những nước này cũng chỉ chú trọng phát triển những ngành sản xuất mũi nhón, những sản phẩm có khả năng xuất khẩu mạnh nhằm mục đích thu tiền ngoại tệ mà quên đi hay ít quan tâm tới những ngành tuy thu được ít ngoại tệ hay không trực tiếp xuất khẩu song đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững, xã hội hưng thịnh lâu dài của nền kinh tế quốc dân.
Vậy để đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì cần làm gì là như thế nào? Mỗi quốc gia đều cón chiến lược, chính sách vĩ mô, vi mô của riêng mình theo điều kiện cụ thể của đất nước đó nhằm đạt được những mục tiêu trong giai đoạn trước mắt cũng như trong giai đoạn lâu dài. Dù áp dụng chiến lược nào đi nữa cũng cần phải phát triển đa dạng cân đối các ngành kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ...
Việt Nam là nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu, trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý còn nhiều lạc hậu. Do vậy, đất nước rất cần sự hỗ trợ, đầu tư từ bên ngoài, song chúng ta không được lạm dụng chúng và coi đầu tư nước ngoài là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển của nền kinh tế nước ta phải dựa chủ yếu vào chính nguồn lực của đất nước, của nhân dân ta, có như vậy chúng ta mới làm chủ, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác do yêu tố kinh tế chi phối. Chúng ta cần phát triển một cách hợp lý của công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong một thời gian dài chúng ta đã quá chú trọng đến công nghiệp nặng, đó là một sai lầm bời nó không phù hợp với một nền kinh tế mà tỷ trọng ngành nông nghiệp quá lớn trong GDP, trong khi cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí còn thấp.
Hiện nay nước ta có khoảng 80% dân số sống trong khu vực nông thôn, 70% nguồn lao động nằm trong khu vực này, hàng năm lại bổ sung thêm hàng triệu lao động. Trong những năm gần đây làn sóng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị đã làm đau đầu các nhà quản lý, nhiều chính sách được đưa ra nhằm hạn chế làn sóng di chuyển này song hiệu quả không cao, không những sự di chuyển lao động thông thường mà nguồn lao động được đào tạo qua các trường lớp cũng không muốn quay trở về quê hương, họ muốn tìm một công việc ổn định có thu nhập cao ở thành phố. Phải chăng chúng ta chưa đưa ra được những chính sách knh tế xã hội phù hợp để phát triển kinh tế nông thôn, rút ngắn khoảng cách giầu nghèo giữa thành thị và nông thôn? Một hướng đi được đặt ra là phát triển kinh tế nông thôn không thể chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp mà cần phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt kích thích hình thành các làng nghề, làm cho dân cư nông thôn “ly nông bất ly hương”.
Các làng nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng sau thời gian thăng trầm, đang từng bước phục hồi, phát triển và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung. Điều đó được thể hiện quan tỷ trọng giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: Năm 1990 chiếm 26,43% trong giá trị xuất khẩu, năm 1995 chiếm 28,24%, năm 1996 chiếm 28,55%. Đó là điều đáng mừng cho ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp vốn bị coi nhẹ bấy lâu nay.
Cùng với công cuộc đổi mới, tư duy kinh tế của người dân được tự do phát triển đã kích thích các làng nghề hình thành và phát triển. Cùng với kinh nghiệm sản xuất lâu đời và những điều kiện kinh doanh thuận lợi, nhiều mặt hàng của các làng nghề nước ta đã có chỗ đướng trên thị trường quốc tế như dệt, thổ cẩm, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ chất lượng cao ...
Với lợi thế nhiều mặt từ vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử, đồng bằng sông Hồng được mang danh là đất trăm nghề. Có những nghề, những làng nghề có tới hàng ngàn năm nay, có làng nghề xuất hiện mới đây do nhu cầu của cuộc sống con người.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 866
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 827
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 876
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 2303
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 633
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 922
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 974
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16