Mã tài liệu: 91916
Số trang: 21
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Xã hội học
Ngày nay dân số là một vấn đề lớn không những ở nước ta mà của cả nhân loại. Sự gia tăng dân số như hiện nay là vấn đề đáng quan tâm trên toàn cầu chứ không phải của riêng quốc gia nào trên thế giới Thuật ngữ “Bùng nổ dân số” không còn xa lạ với chúng ta, nó cảnh báo sự gia tăng dân số quá nhanh của dân số thế giới. Trong vòng 38 năm trở lại đây 1960 – 1968 dân số Thế giới tăng dần gấp đôi, bình quân mỗi năm tăng hơn 70 triệu người. Theo ước tính của liên hiệp quốc đầu năm 2000 Dân số thế giới sẽ đạt khoảng 6,25 tỷ người. Như vậy những năm gần đây mỗi năm dân số thế giới tăng thêm gần 100 triệu người. Hậu quả của nó là hàng loạt vấn đề mà mỗi quốc gia phải đối mặt như: đói nghèo, thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường.
Việt Nam là một nước đông dân, xếp thứ 13 trên Thế giới có độ gia tăng dân số lớn năm 1945 dân số Việt Nam là 23 triệu người và hiện nay là hơn 85 triệu người. Hơn một nửa thế kỷ qua mỗi năm dân số việt nam tăng 1 triệu người.
Sự gia tăng dân số quá nhanh đó đã làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc cải thiện đời sống, chất lượng dân số.
Nhận thức được mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế – xã hội. Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm sâu sắc đến công tác dân số – ké hoạch hoá gia đình. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành, trung ương Đảng
“công tác dân số – kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống từng người, từng gia đình và toàn xã hội”. Trên cơ sở đó 03/06/1993, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt và cho phép triển khai quyết định số 207/TTG về chiến lược dân số kế hoạch hoá gia đình đến năm 2000 trong đó xác định “Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác DS – KHHGĐ là vận động tuyên truyền va giáo dục, gắn liền với kế hoạch hoá gia đình đến tận người dân có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình ít con”.
Hải Dương là một tỉnh đồng bằng sông hồng, điều kiên kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng trong công tác dân số những năm gần đây đặc biệt sau nghị quyết ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII (chính sách DS – KHHGĐ ) đã có những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, cơ bản xu hướng chấp nhận ra đình ít con để có cuộc sống ấm no hạnh phúc đã có trong đông đảo tầng lớp nhân dân, sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả của các nghành , đoàn thể và sự cố gắng không mệt mỏi của những người làm công tác DS – KHHGĐ đã giúp cho tỉnh Hải Dương hạ thấp được mức sinh Năm 2007 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh 9.6%.
Những kết quả đạt được của công tác DS – KHHGĐ đã góp phần đáng kể vào thành tựu chung phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà, xoá đói giảm nghèo, nâng cao phúc lợi gia đình, chăm sóc sức khoẻ, phát triển giáo dục.
Tuy nhiên những kết quả đạt được đó mới chỉ là bước đầu nhưng chưa bền vững vấn đề dân số vẫn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp và những thách thức mới, một trong những thách thức đó là công tác DS – KHHGĐ tại các vùng đông dân, có mức sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 cao và vùng khó khăn để kịp thời đưa công tác DS – KHHGĐ trong vùng đó tiến kịp bước phát triển chung của toàn tỉnh đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, đánh giá kịp thời đúc rút những kinh nghiệm hay bài học tốt, nhận thức rõ những tồn tại khó khăn để có phương hướng giải quyết phù hợp cho công tác dân số kế hoạch hoá gia đình ở vùng đông dân, có mức sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ cao và vùng khó khăn trong toàn tỉnh thời gian tới.
Với mục đích trên và xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương tôi chọn đề tài “các hình thức hoạt động của công tác thông tin – giáo dục – truyền thông trong lĩnh vực ds – skss tại địa phương”.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Phần I: Những vấn đề chung
Phần II: Thực trạng công tác thông tin – giáo dục – truyền thông trong lĩnh vực dân số – sức khoẻ sinh sản tại tỉnh hải dương
Phần III: Các giải pháp kiến nghị và đề xuất
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 703
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 49
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 760
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1146
⬇ Lượt tải: 16