Mã tài liệu: 242326
Số trang: 13
Định dạng: docx
Dung lượng file: 45 Kb
Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh
I. Mở đầu
II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc (CM GPDT)
1. CM GPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường Cách mạng vô sản (CMVS).
2. CM GPDT muốn thắng lợi phải do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
3. CM GPDT là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công- nông.
4. CM GPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
5. CM GPDT phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân.
III. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam (VN)
1. Giai đoạn từ năm 1911-1930: 20 năm hoạt động sôi nổi, gian khó, dũng cảm và sáng tạo với tư cách một chiến sĩ cộng sản Quốc tế và người sáng lập ra đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Giai đoạn từ 1930 đến 1945 : Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh lãnh đạo Đảng chuẩn bị về mọi mặt cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
IV.Kết luận
I. Mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù, nay thuộc xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Trong quãng thời gian từ khi sinh ra đến trước khi xuất dương, Bác đã sinh sống ở nhiều nơi. Đó là quê hương Nghệ Tĩnh với truyền thống yêu nước và đấu tranh chống Pháp kiên cường. Đó là thành Huế với bao cảnh đau lòng của một dân tộc bị làm nô lệ, Nguyễn Tất Thành là người thanh niên vượt qua gian khó, đã sớm bộc lộ mầm mống trí lớn của một con người mà sau này trở thành anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Thời thanh niên, Nguyễn Tất Thành được học chữ Hán, rồi chữ Pháp của nền giáo dục thực dân. Vốn là con người thông minh ham học hỏi, Nguyễn Tất Thành đã để ý đến câu khẩu hiệu của nước Pháp: tự do – bình đẳng – bác ái. Và người tự hỏi, đằng sau ba chữ đó là sự thật như thế nào. Và vì sao dân tộc ta vẫn phải chịu cảnh nô lệ lầm than. Những câu hỏi đó cộng với lòng yêu nước, ý chí vượt khó đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước.
Từ 1911-1920, Hồ Chí Minh đã khảo sát các cuộc cách mạng lớn trên thế giới. Năm 1920, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đọc được "Sơ thảo luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tỏ, tin tưởng và cảm động đến phát khóc .Với việc gia nhập quốc tế cộng sản III, Nguyễn Ái Quốc đã từ chủ nghĩa yêu nước đến với Chủ Nghĩa Mac-Lenin, từ giác ngộ dan tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động lý luận và thực tiễn trong Đảng Cộng Sản Pháp và Quốc Tế Cộng Sản.
Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu, sáng lập Hội Việt Nam thanh niên cách mạng, xuất bản báo Thanh niên, mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, đưa họ về nước hoạt động. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" 1925, "Đường Kách Mệnh" 1927. Tháng 2/1930, Hồ Chí Minh soạn thảo Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt. Tất cả điều đó hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường CM GPDT của VN.
II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc (CM GPDT)
1.CM GPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường Cách Mạng Vô Sản (CMVS).
Sở dĩ các phong trào yêu nước VN cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thất bại là do chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn. Khi chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ ) đã thành một hệ thống thế giới thì một mặt, chúng đấu tranh với nhau để giành giật thuộc địa, mặt khác, chúng thống nhất với nhau để đàn áp phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Vì vậy trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ, giai cấp vô sản chính quốc và nhân dân các dân tộc thuộc địa có chung 1 kẻ thù. CNĐQ như con đỉa hai vòi, 1 vòi bám vào chính quốc, 1 vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh thắng CNĐQ, phải đồng thời cắt cả hai vòi của nó đi. Vì vậy, CMVS ở chính quốc phải kết hợp với CM GPDT ở thuộc địa. "CM GPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS, tức là phải theo đường lối Mac-Lenin".
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 876
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1134
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1438
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 32
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1010
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1048
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 7
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 4925
⬇ Lượt tải: 27