Mã tài liệu: 262351
Số trang: 12
Định dạng: zip
Dung lượng file: 68 Kb
Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh
A- Đặt vấn đề
Trong Tuyên ngôn Độc lập đọc trước quốc dân đồng bào ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã chỉ rõ: "Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm để xây dựng nên Nhà nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ cộng hòà". Bản chất nhân dân của Nhà nước ta - Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước CHXHCN Việt Nam - do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là thành quả của các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống phong kiến và ngoại xâm, là thành quả trực tiếp của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Ngay từ đầu và trong quá trình hiện diện của mình, Nhà nước không chỉ là của riêng giai cấp công nhân, mà còn là đại biểu ý chí, tâm nguyện và trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam. Quan điểm xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nhân dân là chủ thể quyền lực, nhà nước là công cụ của nhân dân, là hình thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp chung chứ Nhà nước không phải là nơi để "thăng quan, phát tài", chia nhau quyền lực, lợi ích và bổng lộc. Người khẳng định: "Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra"....
Trong Nhà nước và cách mạng, V.I.Lênin coi nhà nước là một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất, nhưng lại là vấn đề rất cơ bản và rất mấu chốt trong toàn bộ chính trị mà giai cấp vô sản không thể không giải quyết trong cuộc đấu tranh cách mạng nhằm thiết lập một chế độ xã hội mới về chất. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước; đồng thời, kế thừa và phát huy những giá trị nhân loại và truyền thống dân tộc về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những tư tưởng sâu sắc về xây dựng nhà nước kiểu mới - Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Do vậy, có thể nói, việc trở lại nghiên cứu, làm rõ những giá trị lý luận và thực tiễn trong tư tưởng của Người về nhà nước là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh Đảng và nhân dân ta đang đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, coi đó là một nội dung trọng tâm của quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 914
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 10
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 203
⬇ Lượt tải: 3