Mã tài liệu: 262446
Số trang: 17
Định dạng: zip
Dung lượng file: 137 Kb
Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh
I.Lời mở đầu
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969, kiêm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng từ 10/1956 đến 1960. Là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sung,một vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc. Người _ sinh ra và lớn lên khi nhân dân Việt Nam đang rên xiết dưới ách thống trị tàn bạo, hà khắc của thực dân Pháp. Lựa chọn một con đường đi đúng, Người đã giành cả cuộc đời mình để kiên trì thực hiện hoài bão: Độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Mang trong mình chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, Người còn khởi xướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa trong thế kỷ XX, hết lòng, hết sức đóng góp cho một tình đoàn kết quốc tế trong sáng, cho nền hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân của thế kỷ XX, là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp truyền thống văn hiến của dân tộc với tinh hoa văn hoá của nhân loại. Kế thừa những tư tưởng đạo đức truyền thống như cần cù, giản dị, gắn kết cộng đồng, yêu thương con người, sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, v.v... Hồ Chí Minh đã nâng những đức tính quý báu đó lên một tầm cao mới dưới ánh sáng tư tưởng đạo đức học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong hành trình hoạt động cách mạng để thực hiện hoài bão của mình, Hồ Chí Minh là một trong những vị lãnh tụ cộng sản có điều kiện được đi nhiều nơi trên thế giới và từ những khảo nghiệm thực tiễn đó, Người đã không chỉ làm giàu tri thức cho bản thân mình, mà còn thâu thái được những tinh hoa của tư tưởng đạo đức phương Tây. Đồng thời, từ những hoạt động thực tiễn, Người cũng nhận thức được rằng: Trước thời đại cách mạng vô sản, các học thuyết đạo đức, dù đã nói nhiều về lòng yêu thương con người, tôn trọng con người, nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành một người cộng sản, hướng con đường cứu nước của mình theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã nhận thức được sự vĩ đại của chủ nghĩa quốc tế vô sản trong lý tưởng và tấm gương đạo đức của những người cộng sản (Lênin). Từ đó, Người đã dành trọn tâm huyết của mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại của một người cộng sản chân chính.
Trong diễn văn tại lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh có viết : “Người là hiện than sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chụ tự lực tự cường , đổi mới và sang tạo. Phân tích, tìm hiểu và vận dụng thực tiễn ở nước ta” Để làm rõ nhận định trên chúng ta cùng phân tích và tìm hiểu thực tiễn ở việt nam hiện nay với tư tưởng đó của Người
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 685
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 17