Mã tài liệu: 121996
Số trang: 46
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Triết học
Những năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Muốn vậy chúng ta phải phát huy tổng hợp mọi nguồn lực về vốn, đất đai, tài nguyên con người và công nghệ kỹ thuật. Phải tranh thủ sự ủng hộ của thế giới nhưng dựa trên sức mình là chính. Trong đó, chú trọng đến yếu tố nguồn nhân lực bởi con người là điều kiện tiên quyết, là mục tiêu của sự phát triển x• hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của đảng xác định “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” của đất nước. vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nguồn nhân lực và đối với công cuộc phát triển đất nước.
Thực tiễn trên thế giới đ• chứng minh nước nào có chiến lược đúng đắn về nguồn lực con người thì dân tộc đó phát triển đi lên. Kinh nghiệm mấy thập kỷ qua ở Nhật Bản và một số nước ASEAN đ• cho thấy giá trị to lớn của chiến lược khai thác nguồn lực con người. Với họ, chiến lược này đ• tập trung vào những trọng điểm tài năng, kỹ nghệ, sáng tạo và ý chí. Do đầu tư đúng hướng, trong những năm qua các nước này đang trở thành những trung tâm phát triển kinh tế – x• hội năng động nhất.
Phát huy những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và kiến thiết xây dựng nước nhà, chúng ta phải dựa vào khai thác nguồn nhân lực trong và ngoài nước một cách cởi mở hợp lý nhất. Với những phẩm chất thông minh, sáng tạo, dũng cảm và nhân đạo, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng đó là nguồn của cải vô giá được kết tinh trong con người Việt Nam. Sự thành công của công cuộc đổi mới nói chung và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng ở nước ta cũng dựa trên nền tảng nguồn của cải vô giá đó.
Nhận thức được xu thế phát triển ấy, nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đ• đưa ra quan điểm “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” và phát triển NNL trở thành điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của quá trình CNH, HĐH ở nước ta.
Kết cấu đề tài:
Chương I - Một số vấn đề về phương pháp luận
Chương II – Th ực trạng NNL
Chương III: Kế hoạch hoá phát triển NNL
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
Những tài liệu bạn đã xem