Mã tài liệu: 218167
Số trang: 37
Định dạng: doc
Dung lượng file: 433 Kb
Chuyên mục: Triết học
I. Lí do chọn đề tài.
Những hoạt động của con người đã làm cho rất nhiều loài bị tuyệt chủng. Kể từ năm 1600 đến nay khoảng 21% các loài động vật và 1,3% các loài chim trên thế giới đã bị tuyệt chủng. Tốc độ tuyệt chủng của các loài trở nên ngày càng cao. Những loài còn sống sót thì cũng có nguy cơ đứng bên bờ của sự tuyệt chủng. Hơn 99% những sự tuyệt chủng thời cận đại là do con người gây ra .
Sự ô nhiễm môi trường loại bỏ rất nhiều loài ra khỏi quần thể sinh học của chúng kể cả ở những nơi mà cấu trúc quần xã không bị ảnh hưởng lớn. Sự ô nhiễm môi trường bao gồm: sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, các chất thải công nghiệp, phân bón hóa học và ô nhiễm không khí gây ra mưa axit, nitơ bị lắng đọng quá mức, các khí quang hóa và khí ôzôn. Như chúng ta đã biết khí hậu địa cầu có thể bị thay đổi trong thế kỷ XXI bởi vì lượng khí cacbonnic thải vào khí quyên quá lớn do quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch. Mức độ tăng nhiệt độ dự kiến sẽ nhanh đến mức nhiều loài không thê nào điều chỉnh được biên độ sống của chúng và sẽ bị tuyệt chủng.
Hiện nay tình trạng nghèo khó vẫn diễn ra ở nông thôn. Việc cải tiến đạt hiệu quả cao hơn các phương pháp săn bắn và hái lượm, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đã thúc đẩy sự khai thác quá mức đối với rất nhiều loài, đẩy chúng đến sự tuyệt chủng. Các nền văn minh của các xã hội trước đây có những truyền thống, thói quen hạn chế khai thác tài nguyên quá mức, nhưng ngày nay, những truyền thống đó đã bị phá vỡ và con người vô tình hoặc hữu ý đã chuyển hàng ngàn loài đến những vùng đất mới trên thế giới. Một số loài nhập cư đã có tác động xấu đối với các loài bản địa dẫn đến dịch bệnh và động vật sống ký sinh thường gia tăng khi các loài động vật bị nuôi nhốt tại những khu bảo tồn thiên nhiên và không thể di chuyển đi lại trong một địa bàn rộn lớn. Động vật bị nuôi nhốt thường có tỷ lệ bị mắc bệnh cao và các bệnh dịch đôi khi lan truyền giữa các loài động vật có quan hệ họ hàng với nhau. Đó chính là lý do của việc lựa chọn đề tài thảo luận về môi trường và sự phát triển bền vững
II. Mục tiêu nghiên cứu
việc lựa chọn đề tài thảo luận về sự phát triển bền vững, lí luận và thực tiễn nhằm các mục đích sau:
Phân tích các ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triển kinh tế
Nhận thức rõ các nguy cơ, mặt lợi, mặt hại của sự phát triển kinh tế đến đời sống xã hội, môi trường, con người hiện tại và tương lai
Từ đó có thể suy nghĩ về những giải pháp hài hòa giữa sự phát triển và bảo vệ môi trường, nhắm đến một sự phát triển bền vững.
III. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này thông qua việc thu thập, phân tích các tài liệu có liên quan đến sự phát triển bền vững, các bài báo, các tác phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước, nước ngoài đã được công bố, các tài liệu, giáo trình môn kinh tế phát triển, các số liệu thống kê, các quan sát thực tế.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chỉ nghiên cứu trong phạm vi “Sự phát triển bền vững và môi trường”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 763
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem