Mã tài liệu: 68277
Số trang: 20
Định dạng: docx
Dung lượng file: 62 Kb
Chuyên mục: Triết học
Từ năm 1986 đến nay nước ta đang thực hiện chính sách đổi mới để hội nhập quốc tế. Để trở thành một nước phát triển như mong đợi không những chúng ta phải phát triển một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta còn phải phát triển kinh tế mạnh mẽ, điều đó chỉ có được khi phân phối thu nhập ở nước ta đồng đều. Việt Nam là một nước đang phát triển, thu nhập của người dân chưa cao, không những thế lại có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng, xuất hiện những người giàu và những người nghèo, gây ra tình hình trong nước luôn có những bất đồng, phức tạp. Hơn nữa phân phối thu nhập lại là một khâu không kém phần quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội, nó là mục tiêu của quá trình sản xuất. Phân phối thu nhập có ảnh hưởng trở lại đối với sản xuất, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sản xuất.
Phân phối đúng đắn thu nhập cá nhân của xã hội, các thành viên xã hội nước ta trong thời kì quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội là một vấn đề vô cùng hệ trọng, tạo ra động lực góp phần tích cực vào sản xuất tạo điều kiện cho sản xuất xã hội. Đồng thời góp phần tích cực làm ổn định tình hình kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Như vậy vấn đề cấp bách hiện nay đặt ra là phân phối thu nhập đồng đều, tuy nhiên hiện nay trong thực tế gặp phải không ít những khó khăn.
Như vậy qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn chúng ta thấy được tầm quan trọng của vấn đề thu nhập, các loại hình thức phân phối thu nhập, và mối quan hệ giữa chúng. Vấn đề đó đang được đưa ra hàng ngày hàng giờ, và đang trở thành vấn đề lan giải của toàn xã hội, vì vậy sự tồn tại của chúng là một tất yếu khách quan.
Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, trong đó tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập trong đó phân phối thu nhập theo hình thức lao động là chủ yếu và chiếm vai trò chủ đạo.
Bản chất của mối quan hệ giữa các hình thức phân phối thu nhập đó là xây dựng một đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh.
Chúng ta hiện nay là những sinh viên của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, tương lai chúng ta là những nhà kinh tế vì vậy chúng ta cần phải nắm vững, có quan điểm đúng đắn về các hình thức phân phối thu nhập, có như vậy chúng ta mới làm tốt được vai trò của nhà kinh tế, với những cơ sở về lí luận và thực tiễn đã nêu trong đề tài, chúng ta khẳng định chắc chắn rằng nước ta sẽ xây dựng được một nền kinh tế phất triển, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó tồn tại nhiêu thành phần kinh tế cũng như nhiều hình thức phân phối thu nhập.
Kết cấu đề tài này gồm:
I: Cơ sở lí luận về phân phối TN trong nền kttt định hướng XHCN ở VN.
II: Thực trạng và việc hình thành, phát triển của quan hệ phân phối TN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
III: Giải pháp cơ bản đề ra để phát triển và dần hoàn thiện mối quan hệ phân phối TN trong nền kinh tế thị trương định hương XHCN ở VN.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1924
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 134
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16