Mã tài liệu: 225882
Số trang: 118
Định dạng: doc
Dung lượng file: 765 Kb
Chuyên mục: Triết học
Phép biện chứng là một khoa học triết học, vì vậy nó cũng phát triển từ thấp tới cao mà đỉnh cao là phép biện chứng duy vật Mác - xít của triết học Mác - Lênin. (hỗ trợ đề 1)
1. Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời của phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật ra đời trong điều kiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang phát triển, cuộc đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tư sản đã cung cấp thực tiễn cho C. Mác và Ph. Ănghen để đúc kết và kiểm nghiệm lý luận về phép biện chứng. Dựa trên cơ sở thành tựu khoa học tự nhiên (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX) đi vào hệ thống hoá tài liệu khoa học thực nghiệm. Đây là hai tiền đề thực tiễn rất quan trọng cho sự ra đời của phép biện chứng duy vật.
Tiền đề lý luận của phép biện chứng duy vật chính là phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Các ông đã tách ra cái hạt nhân hợp lý vốn có của nó là phép biện chứng và vứt bỏ cách giải thích hiện tượng tự nhiên xã hội và tư duy một cách thần thánh hoá tư duy, nói cách khác các ông đã cải tạo một cách duy vật phép biện chứng duy tâm Hêghen.
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, trong khi đó các học thuyết triết học trước đây duy vật nhưng siêu hình (Triết học cận đại) hoặc biện chứng nhưng duy tâm (cổ điển Đức). Phép biện chứng duy vật không chỉ duy vật trong tự nhiên mà đi đến cùng trong lĩnh vực xã hội, do đó các ông đã xây dựng sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2. Nội dung chính của phép biện chứng duy vật
Theo C. Mác: Biện chứng khách quan là cái có trước, còn biện chứng chủ quan (tư duy biện chứng) là cái có sau và là phản ánh của biện chứng khách quan, đây là sự khác nhau giữa phép biện chứng duy vật của ông với phép biện chứng duy tâm của Hêghen. C. Mác cho rằng ông chỉ làm cái công việc là đặt phép biện chứng duy tâm của Hêghen "đứng trên hai chân của mình" tức là đứng trên nền tảng duy vật.
Theo C. Mác thì phép biện chứng chính là "khoa học về mối liên hệ phổ biến trong tự nhiên xã hội và tự nhiên, trong tư duy". Theo Lênin thì phép biện chứng là "học thuyết về sự phát triển đầy đủ, sâu sắc và toàn diện nhất, học thuyết về tính tương đối của sự vật".
Ba mối liên hệ chủ yếu trong phép biện chứng duy vật là: 1. Mối liên hệ cùng tồn tại và phát triển; 2. Mối liên hệ thâm nhập lẫn nhau tuy có sự khác nhau nhưng vẫn có sự giống nhau; 3. Mối liên hệ về sự chuyển hoá vận động và phát triển. Các mối liên hệ được khái quát thành các cặp phạm trù như (phần tử - hệ thống, nguyên nhân - kết quả, lượng - chất) và các quy luật (quy luật lượng - chất, quy luật đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định).
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Mác đã công khai tính giai cấp của để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động. Trong khi đó các nền triết học trước Mác che dấu lợi ích của nó, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, của một nhóm người thiểu số trong xã hội.
Triết học C. Mác là một hệ thống sáng tạo, là một hệ thống mở, không ngừng được b
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 1266
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 97
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 164
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 16