Mã tài liệu: 238096
Số trang: 11
Định dạng: docx
Dung lượng file: 38 Kb
Chuyên mục: Triết học
[FONT="][FONT="]
Trong bài viết này, trên cơ sở phân tích các ưu và nhược điểm của hai cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội, tác giả rút ra kết luận rằng cách tiếp cận từ góc độ bản chất của chủ nghĩa xã hội giúp chúng ta khắc phục được nhiều nhược điểm của cách tiếp cận theo các đặc trưng được dự báo của nó, đặc biệt là cách tiếp cận ấy không trói buộc chúng ta vào những chủ trương, biện pháp cụ thể được đề xuất trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định, mà chỉ đòi hỏi chúng ta phải bám chắc vào mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội để quyết định hành động, còn những chủ trương biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu ấy cần rất linh hoạt.[FONT="]
[FONT="]1. Cách tiếp cận theo các đặc trưng được dự báo của chủ nghĩa hội[FONT="]
[FONT="]Chủ nghĩa xã hội là gì và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ấy ở Việt Nam phải như thế nào? Có thể nói, đó là vấn đề trung tâm của công tác lý luận của chúng ta trong suốt mấy chục năm qua. [FONT="]
[FONT="]Câu hỏi ấy tưởng như đã có câu trả lời rất rõ ràng từ thời kỳ trước đổi mới vì lúc đó chúng ta đã có mẫu hình cụ thể là chủ nghĩa xã hội hiện thực được tuyên bố là đã được xây dựng thành công ở Liên Xô từ năm 1936. Tuy nhiên, từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, việc trả lời câu hỏi ấy đã không còn đơn giản nữa.[FONT="]
[FONT="]Ngay từ giữa thế kỷ XIX, như mọi người đều biết, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người và đi đến kết luận rằng chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị thay thế bằng chủ nghĩa xã hội. Nhưng cái chủ nghĩa xã hội tương lai ấy sẽ có diện mạo cụ thể như thế nào? Về vấn đề này, trên cơ sở suy rộng kết quả vận động và phát triển của chủ nghĩa tư bản ra cho các miền xã hội lân cận được hình thành và phát triển lên từ chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những phác họa dưới dạng các dự báo về các đặc trưng của xã hội tương lai[FONT="](1), trong đó C.Mác và Ph.Ăngghen đặc biệt nhấn mạnh đến việc xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản.[FONT="]
[FONT="]Đến lượt mình, việc thủ tiêu triệt để chế độ sở hữu tư sản, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, sẽ mang lại một loạt kết quả. Các kết quả ấy đồng thời cũng là những đặc trưng của xã hội mới, [FONT="]trong số đó đặc trưng quan trọng nhất được C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh trước hết là sở hữu công cộng, kế đó là các đặc trưng quan trọng khác được trình bày chung cho xã hội tương lai và phải đến Phê phán Cương lĩnh Gôta mới được C.Mác xếp một số vào chủ nghĩa xã hội và số khác vào chủ nghĩa cộng sản. Sau này, vào năm 1917, trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, xuất phát từ những quan điểm của C.Mác trong Phê phán Cương lĩnh Gôta, V.I.Lênin đã phát triển tiếp quan điểm của C.Mác về sự phân kỳ chủ nghĩa cộng sản, theo đó, chủ nghĩa xã hội (giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản) có 4 đặc trưng chủ yếu sau đây:[FONT="]
[FONT="]1) Tư liệu sản xuất không còn là của riêng của cá nhân nữa, mà thuộc về toàn xã hội.[FONT="]
[FONT="]2) Phân phối theo lao động.[FONT="]
[FONT="]3) “Giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản chưa thể thực hiện được công bằng và bình đẳng: về mặt của cải, thì vẫn còn chênh lệch, mà những chênh lệch ấy là bất công, nhưng tình trạng người bóc lột người thì không thể có nữa”.[FONT="]
[FONT="]4) Nhà nước vẫn chưa tiêu vong hẳn(2).[FONT="]
[FONT="]Trong giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, ngoài một số đặc trưng đã có trong chủ nghĩa xã hội nhưng được phát triển tiếp về chất, còn có thêm một số đặc trưng mới sau đây:[FONT="]
[FONT="]1) Không còn tình trạng lệ thuộc vào sự phân công lao động.[FONT="]
[FONT="]2) Không còn sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay.[FONT="]
[FONT="]3) Lao động không chỉ còn là phương tiện sinh sống, mà bản thân nó trở thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống.[FONT="]
[FONT="]4) Con người phát triển toàn diện.[FONT="]
[FONT="]5) Lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.[FONT="]
[FONT="]6) Tất cả các nguồn của cải của xã hội tuôn ra tràn đầy.[FONT="]
[FONT="]7) “Làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu”(3).[FONT="]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 685
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 852
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem