Mã tài liệu: 296446
Số trang: 99
Định dạng: rar
Dung lượng file: 665 Kb
Chuyên mục: Quan hệ quốc tế
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn mười năm về trước, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) đã ra đời tại thủ đô Băng Cốc - Thái Lan. ASEM được thai nghén bởi những yếu tố chủ quan và khách quan, nhưng hơn hết đó là sản phẩm, là mong muốn của các thành viên hai châu lục, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai châu lục Á và Âu.
Cho đến nay, ASEM đã trải qua 6 kỳ Hội nghị Thượng đỉnh và hàng trăm cuộc họp ở các cấp khác nhau được tổ chức luân phiên ở các nước thành viên thuộc hai châu lục. Những hoạt động của ASEM được triển khai đồng đều trên cả ba trụ cột là đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Sau hơn một thập kỷ tồn tại và phát triển (1996 - 2007), ASEM đã gặt hái được những thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của hai châu lục và thế giới. Cùng với chín thành viên ASEAN và ba nước Đông Bắc Á, Việt Nam cũng đã gia nhập vào tiến trình này. Hơn nữa, là một trong 25 nước sáng lập nên Việt Nam có cơ hội tham gia một cách chủ động và tích cực vào các hoạt động của Diễn đàn.
Được sự tín nhiệm của các thành viên, Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5) vào tháng 10/2004 tại thủ đô Hà Nội. Đây cũng là lần thứ ba mà Hội nghị Cấp cao ASEM được tổ chức ở một nước thành viên châu Á. Một điều thú vị là các kỳ Hội nghị Cấp cao này đều là những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của tiến trình hợp tác Á - Âu: ASEM 1 tại Băng Cốc, Thái Lan khai sinh ra ASEM; ASEM 3 tại Xê-un, Hàn Quốc cung cấp cho ASEM một Khuôn khổ hợp tác; ASEM 5 tại Hà Nội - Việt Nam đưa tiến trình phát triển ở một tầm cao mới, sống động và thực chất hơn, là cột mốc cho việc mở rộng ASEM.
Có thể nói, ASEM 5 là sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá lớn nhất của Việt Nam năm trong 2004. Nhận thức được việc đăng cai tổ chức ASEM 5 sẽ là một cơ hội vàng cho nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế, nên Hà Nội nói riêng và cả nước đã vào cuộc để chuẩn bị thật tốt cho sự kiện lớn nhất của năm này.
Nhằm hiểu rõ hơn về tiến trình hợp tác Á - Âu, vai trò của diễn đàn trong việc thúc đẩy quá trình hợp tác giữa hai châu lục, sự tham gia và vai trò của Việt Nam trong ASEM, đặc biệt là tìm hiểu về ASEM5 được tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào tháng 10/2004, tôi đã chọn đề tài khoá luận là ASEM và Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội năm 2004.
Với lượng kiến thức hạn chế thu nhận được từ sách báo, tạp chí..., tôi hi vọng khoá luận sẽ là tổng quan về ASEM và vai trò của Việt Nam trong ASEM.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài khoá luận là Diễn đàn Hợp tác Á –Âu, trọng tâm là tìm hiểu về sự ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động và những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ASEM. Thứ hai là đi sâu tìm hiểu về Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu lần 5 (ASEM 5) tại Việt Nam năm 2004.
ASEM ra đời cách đây không lâu (năm 1996), bài viết không đi suốt quá trình hình thành và phát triển của ASEM, mà tập trung chủ yếu vào những năm đầu của thế kỉ XXI, đặc biệt là năm 2004 - năm diễn ra ASEM 5 tại Hà Nội.
Để hoàn thành khoá luận, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lý luận, phân tích tài liệu, so sánh và khoa học lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu thuộc chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
3. Nguồn tài liệu
Do phạm vi nghiên cứu chủ yếu là những năm đầu thế kỷ XXI nên yêu cầu những số liệu và thông tin phải thật mới, cập nhật. Đó là một khó khăn để hoàn thành tốt bài khoá luận.
Tuy nhiên, qua tìm đọc tài liệu, tôi đã thu thập được tài liệu là sách viết về ASEM như: “ASEM - Diễn đàn hợp tác Á - Âu tiến tới quan hệ sống động và thực chất hơn” của Bộ Ngoại giao; “ASEM 5 cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập Á - Âu” của tác giả Hoàng Lan Hoa; “Tiến trình hợp tác Á - Âu và những đóng góp của Việt Nam” của Nguyễn Duy Quý...
Tài liệu từ các báo, tạp chí, bản tin của TTX VN như “Chiến lược Châu Á mới của EU và vai trò của ASEM” của Bùi Huy Khoát; “ASEM trong tiến trình toàn cầu hoá” của Lê Bộ Lĩnh; tài liệu tham khảo đặc biệt của TTX VN,...
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á - ÂU (ASEM)
1.1. Hoàn cảnh ra đời
1.1.1. Bối cảnh thế giới đầu những năm 90
1.1.2. Chiến lược châu Á mới của châu Âu
1.1.3. Sáng kiến của Thủ tướng Xin-ga-po, Gô Chôc Tông
1.2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
1.2.1. Mục tiêu
1.2.2. Nguyên tắc hoạt động
1.3. Cơ chế hoạt động
1.4. Các lĩnh vực hợp tác chính của ASEM
1.4.1. Đối thoại chính trị
1.4.2. Hợp tác kinh tế- tài chính
1.4.3. Hợp tác trong các lĩnh vực khác
1.5. Các kỳ Hội nghị Thượng đỉnh ASEM
1.6. Ý nghĩa của Diễn đàn Hợp tác Á – Âu
CHƯƠNG 2: HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH Á- ÂU LẦN THỨ NĂM (ASEM 5) HÀ NỘI NĂM 2004
2.1. Những nỗ lực của Việt Nam
2.1.1. Kiến nghị đăng cai tổ chức ASEM tại Hà Nội - Việt Nam năm 2004
2.1.2. Công tác chuẩn bị của Việt Nam
2.1.3. Các hoạt động văn hoá - tuyên truyền hướng tới ASEM5
2.3. Các hoạt động hội thảo bên lề hướng tới ASEM 5
2.3.1. Diễn đàn Lãnh đạo trẻ Á - Âu lần thứ 7
2.3.2. Hội nghị Đối tác Nghị viện Á - Âu lần thứ 3 (ASEP 3)
2.3.3. Diễn đàn đối thoại Thanh niên Á - Âu lần thứ 3
2.3.4. Các Cuộc họp các quan chức cấp cao (ASEM SOM) chuẩn bị cho ASEM 5
2.3.5. Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 9 (AEBF 9)
2.4. Lễ kết nạp 13 thành viên mới vào ASEM
2.5. Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu lần thư năm (ASEM 5)
2.5.1. Những thách thức đặt ra cho ASEM 5
2.5.2. Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ năm( ASEM 5) tại Hà Nội, Việt Nam năm 2004
2.5.3. Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ năm (ASEM 5)
2.6. Bế mạc ASEM 5
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ ASEM VÀ THÀNH CÔNG CỦA ASEM 5
3.1. Thành tựu và hạn chế trong tiến trình hoạt động của ASEM
3.2. Những nguyên nhân hạn chế thành tựu trong ASEM
3.3. Kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ năm (ASEM 5) tại Hà Nội, 2004
3.3.1. Kết quả của Hội nghị
3.3.2. Nội dung ba bản Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 Hà Nội, 2004
3.4. Ý nghĩa của ASEM 5
3.4.1. Ý nghĩa đối với Tiến trình ASEM nói chung
3.4.2. Ý nghĩa của ASEM 5 đối với Việt Nam
3.5. Việt Nam trong ASEM
3.5.1. Những khó khăn và thuận lợi của Việt Nam khi tham gia ASEM
3.5.2. Đóng góp của Việt Nam đối với ASEM
3.5.3. Thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các nước ASEM
KẾT LUẬN
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 1074
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 3705
⬇ Lượt tải: 39
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16