Mã tài liệu: 87839
Số trang: 20
Định dạng: docx
Dung lượng file: 67 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Như chúng ta đã biết, đất nước ta bước vào thời kì quá độ lên CNXH trong khi hiện trạng nền kinh tế còn đang phát triển ở giai đoạn tiền tư bản, tức là nó không vận động theo con đường bình thường vốn có của nó. Lịch sử đã để lại cho chúng ta một nền sản xuất nghèo nàn lạc hậu, lực lượng sản xuất còn quá thấp kém. Bên cạnh đó, chúng ta lại phải trải qua thời kì hơn hai nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và thực dân Pháp xâm lược nên nước ta bị chiến tranh tàn phá nặng nề.Nền văn hóa phương Bắc và triết học khổng giáo cũng ảnh hưởng ít nhiều làm cho các thế lực phong kiến chỉ chú trọng đến những lí luận tư tưởng nhằm nêu cao đạo dức và rèn luyện tư cách con người. Bởi vậy mà trong giai đoạn lịch sử đó, khoa học kĩ thuật không có điều kiện xâm nhập, ứng dụng và phát triển ở nước ta.Nhưng ngày nay, khi độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là một xu thế tất yếu của lịch sử, khi giai cấp công nhân đã nắm quyền lãnh đạo cách mạng thì kết thúc của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ cũng là khởi đầu của cách mạng XHCN.Cách mạng XHCN ở nước ta là một quá trình biến đổi cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để. Đó cũng là quá trình vừa xoá bỏ cái cũ, vừa xây dựng cái mới từ gốc đến ngọn. Quá trình đó đặt ra một yêu cầu to lớn là phải tạo ra cả cơ sở kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng mới, tạo ra của cải đời sống vật chất mới lẫn đời sống tinh thần và văn hóa mới. Chính bởi yêu cầu lớn lao đó mà trên bước đường đi lên CNXH ở nước ta đòi hỏi nhất định phải tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.Đây cũng là một tất yếu khách quan, bởi “ Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước là con đường giúp đất nước ta thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước chung quanh, giữ được ổn định chính trị xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền và định hướng XHCN” ( Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì khóa VII).
Để thực hiện quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, Ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã khẳng định “Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.Quan điểm này đã gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá đồng thời đã xác định vai trò của khoa học- kĩ thuật là then chốt đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tác động một cách sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới như hiện nay, xu hướng chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia, các khu vực và lục địa trở thành đòi hỏi cấp bách thì chúng ta càng thấy được vị trí và vai trò quan trọng hơn bao giờ hết của khoa học kĩ thuật đối với từng ngành kinh tế nói riêng và tổng thể nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như với quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Kết cấu tiểu luận:
1. Cách mạng khoa học công nghệ
2.Vai trò của khoa học công nghệ:
3.Thực trạng của khoa học công nghệ trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam.
4, Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của khoa học- công nghệ của nước ta hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 89
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16