Mã tài liệu: 127306
Số trang: 102
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Nội dung trọng tâm của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh, là phát triển công nghiệp nông thôn, là khôi phục và phát triển tiểu, thủ công nghiệp. Trên cơ sở khôi phục và phát triển TTCN truyền thống sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động trong nội bộ từng thôn- xóm, trong khu vực nông thôn và địa phương; phát triển các ngành nghề TTCN mới, thu hút lao đông dôi dư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, NT, tăng thu nhập cho khu vực NN, NT, xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội...
Đến năm 2005, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đạt 14,5%/năm, trong đó công nghiệp tăng 19,54%, dịch vụ tăng 16,58%, nông lâm nghiệp tăng 4,24%; cơ cấu kinh tế đã đạt: công nghiệp 47,2%, dịch vụ 27,1%, nông nghiệp 25,7%; GDP đầu người trên 500USD/năm [47, tr.54]. Tuy nhiên hàng loạt vấn đề thách thức đặt ra cho quá trình CNH, HĐH như: khu vực NN, NT phát triển chậm, dân cư nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường, các nghề tiểu, thủ công nghiệp truyền thống có nguy cơ mai một, hàng hoá nông sản chất lượng kém, tiêu thụ khó khăn, giá cả thấp... Đặc biệt là sự phát triển của TTCN tính theo các chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối đều chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế- xã hội hiện có; nguyên nhân của tình trạng trên là: do phát triển công nghiệp tự phát, kiểu phong trào, chưa làm tốt công tác quy hoạch; sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô hộ gia đình, với lao động thủ công là chủ yếu; sản phẩm chưa có thị trường ổn định; thu nhập của người làm nghề TTCN còn thấp; sự liên kết giữa TTCN với công nghiệp và kinh tế nông thôn còn hạn chế; mô hình sản xuất TTCN chưa có hiệu quả; công tác xử lý môi trường còn thô sơ, quy mô nhỏ… nên ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, đang ở mức báo động. Các chỉ số BOD, COD, amoni, nitrat, phosphat… trong nước thải, khí thải, các chất thải rắn… đều vượt quá chuẩn cho phép.
Để khắc phục những hạn chế trên phải có nhiều giải pháp đồng bộ trong đánh giá, quy hoạch, xây dựng quy chế, chính sách; xây dựng dự án, giải pháp công nghệ khả thi, trong việc tổ chức sản xuất TTCN… Vì thế tôi chọn đề tài “Tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Kết cấu của luận văn
Chương 1: Phát triển tiểu thủ công nghiệp một nội dung quan trọng trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chương 2: Thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản phát triển tiểu thủ công nghiệp ở Bắc Ninh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 713
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 35
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 167
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 146
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 177
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 770
⬇ Lượt tải: 16