Mã tài liệu: 105746
Số trang: 11
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Từ đại hội Đảng lần thứ III, Đảng ta luôn coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, Đảng ta đã xác định thực chất của CNH xã hội chủ nghĩa là “Quyết tâm thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện phân công mới về lao động xã hội là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng“. Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ để thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, bảo đảm tăng trưởng nhanh ổn định, nước ta phải xác định rõ cơ cấu kinh tế hợp lý, trang thiết bị ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế. Mặt khác, nước ta là nước đang phát triển vì vậy quá trình ấy gắn liền với quá trình công nghiệp hoá để từ đó hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của ta trước đây do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân nóng vội chúng ta đã mắc phải một số sai lầm khuyết điểm mà đại hội Đảng lần thứ VI và VII đã vạch ra.
Việc xây dựng đúng đắn những quan điểm CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay có vị trí rất quan trọng đối với quá trình CNH-HĐH. Bởi xây dựng đầy đủ các quan điểm CNH-HĐH sẽ là cơ sở đúng đắn cho việc định hướng, định lượng chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung và các bước đi của CNH-HĐH phù hợp với bối cảnh xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã đưa sự nghiệp đổi mới lên tầm cao mới, đẩy mạnh CNH-HĐH. Mặt khác, CNH-HĐH đất nước phải chứa đựng được mục tiêu, chiến lược, nội dung, hình thức, phương hướng cách mạng của đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Để đạt mục tiêu nhất quán và xuyên suốt đó là dân giầu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh thì Đảng ta phải trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa 15 năm đổi mới đất nước.
CNH-HĐH là một mục tiêu chiến lược bởi lẽ ngày nay nó đang được thừa nhận là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Cũng chính xuất phát từ vai trò của nó trong quá trình đưa kinh tế phát triển qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà em chọn đề tài "Quan điểm của Đảng về Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta".
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Phần I. Khái niệm CNH - HĐH
Phần II. Nội dung, thực chất của CNH - HĐH ở nước ta
Phần III. Cơ sở lý luận của CNH - HĐH ở nước ta
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 639
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 233
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 91
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1016
⬇ Lượt tải: 25