Mã tài liệu: 132896
Số trang: 20
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Một nhiệm vụ kinh tế to lớn và gay cấn nhất đặt ra trong công cuộc đổi mới, cải cách ở nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) là thực hiện bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Hiện nay không còn là vấn đề có hay không cần chuyển sang nền kinh tế thị trường một cách cơ bản, chính thể, lâu dài xem như quá trình tất yếu và tiến bộ. Vấn đề đặt ra là có thực hiện nổi bước chuyển đó hay không, hơn nữa làm sao để bước chuyển đó tác động tích cực đến sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế theo con đường XHCN.
Hiện nay không phải nước ta đã chuyển quá xa sang nền kinh tế thị trường. Trái lại thực tế thị trường của nước ta đang ở trình độ rất thấp, còn hoang sơ và rối loạn. Đó là tình hình không thể tránh khỏi trong bước ngoặt phức tạp này.Điều cần rút ra từ thực trạng hiện nay là: với tất cả tính phức tạp và mặt tiêu cực đã xảy ra, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường vẫn đưa tới những bước tiến về kinh tế hơn hẳn trước đây, và đem lại khả năng tạo bước ngoặt quyết định. Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là tiếp tục thúc đẩy quá trình xây dựng hệ thống thị trường ngày càng đầy đủ và phát triển, thông suốt cả nước và gắn với thị trường thế giới, nhằm tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế theo con đường XHCN. Cần đI tới một hệ thống thị trường đầy đủ bao gồm: thị trường hàng tiêu dùng,tư liệu sản xuất, sản phẩm kỹ thuật và dịch vụ các loại; thị trường sức lao động; thị trường tiền tệ và vốn. Thị trường nước ta hiện nay là một thị trường chưa đầy đủ. Không những thế thị trường còn mang nặng tính tự phát rối loạn đặt trong nền kinh tế còn chưa thoát khỏi khủng hoảng và lạm phát nặng nề. Đó là do kinh doanh phân tán nhỏ chiếm tỷ trọng rất lớn; tình trạng kinh tế ngầm và kinh doanh phi pháp, bất lương rất nghiêm trọng. Tuy nhiên nguyên nhân quan trọng nhất của thực trạng tự phát rối loạn là do sự yếu kém của những nhân tố có chức năng tạo trật tự, đặc biệt là sự yếu kém của hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính, khu vực kinh tế quốc doanh, đặc biệt là do hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế, nhất là ở cấp vĩ mô. những nhân tố có chức năng tạo trật tự đó, vốn quen nếp hoạt động trong cơ chế cũ, còn rất xa lạ bỡ ngỡ lúng túng, thậm chí ít nhiều bảo thủ trước bước ngoặt sang nền kinh tế thị trường, chưa kịp học tập lại bài học kinh doanh và bài học quản lý của nhà nước trong điều kiện mới.
Kết cấu đề tài:
I. Bản chất nền kinh tế thị trường.
II. Thực trạng của nền kinh tế thị trường ở Viêt Nam.
III. Phương hướng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 218
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 176
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem