Mã tài liệu: 68109
Số trang: 21
Định dạng: docx
Dung lượng file: 63 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Hội nghị đại biểu toàn quốc ban chấp hành trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khoá VII (1-1990) đã nhận định rằng:“Mặc dù còn nhiều yếu kém phải khắc phục những thành tựu quan trọng đã đạt được, đã và đang tạo ra những tiền đề đưa đất nước sang một thời kỳ phát triển mới đẩy tới một bước công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước”
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ giúp chúng ta lực mới để tăng trưởng nhanh tốc độ phát triển, không những thế nhờ có hiện đại hoá chúng ta có điều kiện đi tắt, đón đầu đó là bài toán tổng hợp để giải bài toán phát triển đất nước.Nghiên cứu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong nền kinh tế là một vấn đề bức xúc, nóng bỏng trong nhiều năn nay và được đông đảo các nhà nghiên cứu, trong đó có đội ngũ sinh viên quan tâm. Nghiên cứu nhằm nhận thức rõ từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy sử dụng tối đa mọi nguồn lực trong nước và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế phục vụ sự công nghiệp hoá -hiện đại hoá .Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã, đang và sẽ là xu hướng phát triển chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà chính là quá trình biến đổi, cách mạng sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học và con người), làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất. Nhưng cơ sở, động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì? Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, con người vừa là điểm khởi đầu vừa là điểm kết thúc, đồng thời vừa là trung tâm của mọi biến đổi lịch sử. Nói cách khác, con người là chủ thể chân chính của các quá trình xã hội. Trong xã hội hiện đại ngày nay, chủ thể của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn chính là con người. Chính vì vậy, quá trình này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Nói cách khác, nguồn nhân lực phải trở thành động lực thật sự của sự phát triển.
Quan điểm phát triển nguồn nhân lực đã được nhiều quốc gia quan tâm và đặc biệt đang nổi lên ở khu vực Đông á. Xuất phát là những nước nghèo, chỉ có thể rút ngắn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong trường hợp đầu tư phát triển đủ mạnh nguồn nhân lực. Sự đầu tư ấy được hiểu cả ba mặt: chăm sóc sức khoẻ, nâng cao mức sống và phát triển giáo dục, trong đó đầu tư có hiệu quả nhất là đầu tư cho giáo dục. Khi nghiên cứu quan hệ giữa GDP và các yếu tố của nguồn nhân lực, người ta thấy sự phát triển của nguồn nhân lực càng sớm thì tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao. Thực tế đã chứng minh, do phát triển nguồn nhân lực mà Hàn Quốc đã mau chóng trở thành nước công nghiệp, có sự hội nhập thần kỳ ở khu vực Đông á và trở thành một điểm sáng bên Nhật Bản siêu cường. Đồng thời, xuất phát từ tư tưởng của C.Mác về sự phát triển vì con người, vì sự nghiệp giải phóng của con người, giải phóng nhân loại, chúng ta có thể khẳng định rằng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên thế giới nói chung và đặc biệt là ở nước ta hiện nay chính là một cuộc cách mạng- cách mạng con người. Trong “Tư bản”, C.Mác đã khẳng định: “để sản xuất ra những con người toàn diện” cần phải có một nền kinh tế phát triển, một nền văn hoá mới, một nền khoa học kỹ thuật hiện đại, một nền giáo dục tiên tiến. Và ông coi tạo ra những thành tưu kinh tế xã hội đó “không phải chỉ là một phương pháp để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội, mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện” (8) - những chủ nhân thực sự của một xã hội vì con người. Như vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải vì mục tiêu phát triển con người. Chỉ có như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới trở thành sự nghiệp cách mạng của quần chúng.
Kết cấu đề tài:
I . công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì ?
II. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ta phải làm gì?
III . Con người Việt Nam có thực hiện được vai trò đó không? Vì sao?
IV. Để con người Việt Nam thực hiện được vai trò đó cần có những chính sách gì?
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 22
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 237
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 140
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16