Mã tài liệu: 227466
Số trang: 35
Định dạng: docx
Dung lượng file: 164 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
A. PHẦNMỞĐẦU
Con người - với tư cách là một thực thể xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển khi cónhững cơ sở vật chất nhất định. Ngay từ thời kỳ sơ khai của xã hội loài người, ý thức về xã hội, về cộng đồng người còn hạn chế nhưng người nguyên thuỷđã biết chiếm giữ hao quả tự nhiên, chim thú săn bắt được, những công cụ lao động giản đơn để phục vụ cho nhu cầu của mình. Hay nói cách khác, con người sinh ra từ tự nhiên, để tồn tại và phát triển con người phải dựa vào tự nhiên, chiếm hữu tự nhiên để thoả mãn nhu cầu nhất định. Sở hữu được hiểu là việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên, những thành quả lao động (Ngày nay còn bao gồm cả tư liệu sản xuất) của xã hội loài người. Sở hữu là phạm trù cơ bản, phức tạp và hàm xúc của kinh tế - chính trị học, thường được bàn nhiều và cũng đang tồn tại không ít ý kiến khác nhau vàđối lập nhau nhưng tựu trung đều dựa trên nguyên tắc phương pháp luận coi sở hữu như quá trình chiếm hữu và nhấn mạnh mặt pháp lý khi giải thích nội dung kinh tế của sở hữu khao học kinh tế tư sản chỉ thấy trong sở hữu các quyền tài sản và sự phân biệt đang tăng lên của các quyền này; còn kinh tế - chính trị học truyền thống của CNXH coi sở hữu như quan hệ "Chủ - khách thể bị chiếm hữu bởi chủ thể" hay "Quan hệ giữa con người về việc chiếm hữu các yếu tố và kết quả sản xuất" do đó thường các quan niệm trên quy sở hữu tư bản chủ nghĩa thành sự chiếm hữu tư nhân(chếđộ tư hữu) và sở hữu XHCN thành sự chiếm hữu toàn dân về các điều kiện và kết quả sản xuất (chếđộ công hữu). Những quan niệm này bộc lộ chỗ yếu làđồng nhất các quan hệ pháp lý của kiến trúc thượng tầng với các cơ sở kinh tế của xã hội. Lẫn lộn các hiện tượng kinh tế với các quan hệ bên trong, ổn định, đang quy định tính chất và xu thế vận động của các hiện tượng và quá trình này xoá nhoà ranh giới khác nhau giữa các chếđộ kinh tế và các hình thức sở hữu, do đóđã hiển nhiên hạ thấp vai trò lịch sử, đặc biệt của sở hữu trong hệ thống sở hữu xã hội. Cách tiếp cận trên về sở hữu đã tỏ ra không đểđể giải thích sở hữu tư sản hiện đại hơn nữa "Nó trở thành công cụ biện hộ cho việc Nhà nước hoá toàn bộ nền kinh tế và nảy sinh hệ thống hành chính chỉ huy của kinh doanh trong CNXH Nhà nước". Do vậy, việc tìm hiểu nội dung kinh tế của sở hữu là cần thiết chẳng những đối với lý luận kinh tế học nói chung mà còn để có thểđánh giáđược các đổi mới và thực chất của sở hữu tư sản hiện đại, về thực chất của mô hình XHCN kiểu cũ dựa trên chếđộ công hữu thuần nhất, và về con đường tất yếu chuyển đổi nó sang thị trường.
Đương nhiên sở hữu như một phạm trù kinh tế, khác sở hữu như một phạm trù của luật học và các khoa học xã hội khác, không phải là quan hệ chủ thể - khách thể, tuy rằng quan hệ chủ thể - khách thể "Vật liệu xây dựng" cho sở hữu kinh tế và là xuất phát điểm cho mọi quá trình kinh tế. Hơn nữa, đã có sự chuyển hoá sở hữu thực tế thành sở hữu kinh tếđược gây ra bởi quá trình phản ứng kinh tế - xã hội, trong điều kiện phân công lao động xã hội và có sự trao đổi sản phẩm lao động (Màđiều kiện trao đổi là: chiếm hữu tư nhân về các sản phẩm khác nhau và sự trao đổi là tương đương).
Vậy các quan hệ kinh tế trong những điều kiện lịch sử nhất định đã bắt buộc sự chiếm hữu riêng rẽ của những người khác nhau về các điều kiện và kết quả sản xuất khác nhau, nói cách khác, bắt buộc xuất hiện hình thái đối kháng của sự thống nhất xã hội, xuất hiện mâu thuẫn kinh tế giữa những đại diện các yếu tố sản xuất tức là các quan hệ sở hữu. Từđây, có thể rút ra các kết luận chính về vấn đề sở hữu, trước khi chúng ta đi phân tích cụ thể sự tồn tại, vận hành của nó trong "Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam":
Thứ nhất, Bản chất sở hữu như một phạm trù kinh tế bộc lộ ra ở chỗ nó chứa đựng các chất lượng xã hội đặc biệt, gây ra bởi sự phân cực kinh tế giữa các vật khác nhau và những người khác đại diện cho vật, do đó bắt buộc phải cần đến nhau.
Thứ hai, sở hữu luôn giảđịnh (bắt buộc) các cơ sở tư nhân của mình, nóđảm bảo sự quan tâm kinh tế của người sản xuất hàng hoá - động lực thực sự của sản xuất, đảm bảo hoạt động bình thường và hiệu quả của phân công lao động xã hội. D. Ricado nói đại ý: Sở hữu tư nhân như là kết quả của phân công lao động xã hội.
Thứ ba, nhưng sở hữu tư nhân như là hình thái lịch sử chung, làđiều kiện xã hội chung của sản xuất, luôn tồn tại dưới những hình thái cụ thể, đặc thù của sở hữu.
Thứ tư, quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội trìu tượng, chỉ bộc lộ khi ta phân tích các chất lượng kinh tế.
Thứ năm, bộc lộc các cơ sở chung thống nhất giữa sở hữu và giá trị. Đó là nhờ giá trị phát triển trên cơ sở quan hệ sở hữu; Nói cách khác sở hữu là quan hệđịnh tính của quan hệ kinh tế, còn giá trị là quan hệđịnh lượng của các quan hệ này.
Với lý luận trên, nhiều công trình khoa học nghiên cứu lịch sử, xã hội, triết học . đều thống nhất rằng: sở hữu - một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan - xuất hiện, phát triển song sung trung với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, quan hệ sở hữu và chếđộ sở hữu còn mang bản chất giai cấp. Chúng ta đứng trên lập trường tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu vấn đề sở hữu qua các hình thái kinh tế - xã hội vàđặc biệt quan trọng là "Lý luận sở hữu của C.Mác và sự vận dụng trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay".
Hơn thế nữa, ngày nay "Vấn đề sở hữu" còn làđối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học xã hội khác với các góc độ tiếp cận khác nhau, như: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật; Luật dân sự; Luật hôn nhân và gia đình; Luật doanh nghiệp; Luật đất đai; Kinh tế môi trường vv .
Đây còn là vấn đề quan tâm có tính chất sống còn của mọi giai cấp, mọi tổ chức và cá nhân: Sở hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở kinh tếđầu tiên quyết định địa vị thống trị xã hội của giai cấp cầm quyền; Sở hữu là cơ sở kinh tế và là cơ sở pháp lýđể các chủ thể thực hiện các quyền năng pháp lý trên đó.
Đối với nước ta hiện nay, thực hiện việc quáđộđi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển TBCN là một mô thức không có tiền lệ thì việc đòi hỏi phải củng cố và hoàn thiện một hệ thống lý luận khoa học sắc bén, trong đó có lý luận về vấn đề sở hữu" là tất yếu khách quan. Nó không chỉ là kim chỉ nam cho hành động kinh tế của đất nước, mà còn góp phần giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khắc phục sai lầm lệch lạc của thực tiễn quản lýđiều hành phát sinh vì sự hoàn thiện của chếđộ sở hữu XHCN, từđây tạo ra cái nền vật chất pháp lý cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoáđất nước, phấn đấu cho mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Trong tất cả sự hiểu biết còn hạn chế của mình em xin được trình bày vấn đềđặt ra của đềán với lòng mong muốn được học hỏi hiểu biết dưới sự chỉ bảo và hướng dẫn của thầy giáo Lê Việt. Để bài viết sau của em được hoàn thiện.
MỤCLỤC
A/Phần mởđầu
B/ Phần nội dung
I. Những vấn đề lý luận về phạm trù sở hữu
1. Một số khái niệm liên quan
a. Chiếm hữu là gì?
b. Sở hữu là gì?
c. Quan hệ sở hữu là gì?
d. Các hình thức sở hữu
e. Quyền sở hữu là gì?
g. Chếđộ sở hữu là gì?
2. Hai chếđộ sở hữu cơ bản trong lịch sử
a. Sự xuất hiện và tồn tại của chếđộ sở hữu tư nhân
b. Chếđộ sở hữu, xã hội về tư liệu sản xuất
3. Sự hình thành phát triển biến đổi của sở hữu là một qúa trình lịch sử tự nhiên
a. Hai mặt của nền sản xuất xã hội
b. Sự tách rời giữa quyền sở hữu, quyền quản lý và quyền sử dụng tư liệu sản xuất
II. Cơ cấu sở hữu trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
1. Cơ cấu sở hữu của Việt Nam trước đổi mới (1986)
a. Giai đoạn 1945 - 1959
b. Giai đoạn 1959 - 1980
c. Giai đoạn 1980 - 1986
2. Cơ cấu sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
a. Sở hữu toàn dân
b. Sở hữu nhà nứơc
c. Sở hữu hợp tác
d. sở hữu tư bản tư nhân
e. Sở hữu tư bản tự nhiên
f. Sở hữu hỗn hợp
III. Ý nghĩa vấn đề nghiên cứu
IV. Một số giải pháp để vận hành hiệu quả cơ cấu sở hữu ở nước ta
1. Nhóm giải pháp chính trị - pháp lý
2. Nhóm giải pháp kinh tế - xã hội
3. Việc cải tạo các quan hệ sở hữu
C. Kết luận
D. Danh mục tài liệu tham khảo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 155
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 805
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 34
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 149
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16