Mã tài liệu: 228616
Số trang: 35
Định dạng: docx
Dung lượng file: 123 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
LỜI NÓI ĐẦU
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ IX đến nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục phát triển theo những chiều hướng cơ bản màĐại hội và Hội nghị Trung ương 8 đã nhận định, nổi lên một số vấn đề sau: Tình hình thế giới biến động rất phức tạp sau sự kiện ngày 11-9-2001 ở Mỹ; các hoạt động “khủng bố” và “chống khủng bố” trở thành vấn đề thời sự, nóng bỏng toàn cầu; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi. Thế lực hiếu chiến, cực đoan tăng cường chính sách áp đặt, can thiệp và xâm lược vũ trang. Các nước lớn vừa đấu tranh vừa thoả hiệp, nhân nhượng nhau. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước chống chiến tranh, chống bất bình đẳng về kinh tế, chống áp đặt và can thiệp, vì hoà bình vàđộc lập dân tộc có bước phát triển mới nhưng vẫn thiếu sự liên kết, chưa đủ sức ngăn chặn thế lực hiếu chiến. Tuy nhiên, hoà bình và hợp tác phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới, làđòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc. Chịu tác động của môi trường chính trị nói trên, kinh tế thế giới tiếp tục tình trạng trì trệ, phục hồi chậm. Cách mạng khoa học – công nghệ và qua trình toàn cầu hoá tiếp tục phát triển mạnh mẽ; cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Các nước phát triển gia tăng xu hướng bảo hộ mậu dịch, các nước đang phát triển đẩy mạnh đấu tranh để xây dựng trật tự công bằng hơn trong thương mại quốc tế. Quan hệ tự do thương mại song phương giữa các nước tăng nhanh.
Châu Á và khu vực Đông Nam Á vẫn tiếp tục phát triển năng động về kinh tế, nhưng tiềm ẩn thêm những nhân tố có thể gây mất ổn định. Trong bối cảnh sự tranh giành ảnh hưởng về kinh tế, chính trị giữa các nước lớn ở ku vực có xu hướng tăng lên, các nước ASEAN đang nỗ lực khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 và bệnh dịch SARS, từng bước phụ hồi đà phát triển kinh tế, vừa củng cố sự liên kết, hợp tác trong nội bộ khối, vừa mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài. Đáng lưu ý là tình hình chính trịở Campuchia có xu hướng diễn biến xấu, đặc biệt các thế lực phản động ra sức kích động hằn thù dân tộc chống Việt Nam và trắng trợn đẩy mạnh hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của nhân dân ta; ở Lào, gần đây bọn phản động tăng cường hoạt động phá hoại vũ trang ở một số nới sát biên giới Việt – Lào. Những diễn biến trên đây của tình hình thế giới và khu vực đã vàđang tác động trực tiếp, mạnh mẽđến nước ta, tạo cả cơ hội lớn đan xen thách thức lớn.
Ở trong nước, Đại hội IX của Đảng thành công tốt đẹp đã tác động tích cực đến tình hình chính trị – kinh tế – xã hội đất nước; thế và lực của nước ta được tăng cường đã củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới, làm tăng thêm sự nhất trí trong Đảng và sựđộng thuận trong xã hội. Đó là những thuận lợi cơ bản để thạc hiện Nghị quyết Đại hội IX. Tuy nhiên, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn còn thấp, nhiều vấn đề xã hội bức xúc, nạn tham nhũng, lãng phí và tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống còn nghiêm trọng; các thế lực thùđịch tiếp tục đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hoà bình” gây sức ép với ta dưới các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo. Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng, triển khai và kiểm soát sự hoạt động của một loạt những chính sách, biện pháp kinh tếđồng bộ, phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra bước phát triển mới cho nền kinh tế thị trường. Trong đó không thể không kểđến những chính sách cụ thểđể nâng cao hơn nữa vai trò của giá trị trong nền kinh tế Việt Nam. Quy luật đó tạo ra cho nền kinh tế sự linh hoạt, mềm dẻo cũng như sức mạnh để thích nghi với tình hình kinh tế chính trị của thế giới và khu vực. Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế khách quan và tầm quan trọng chiến lược của giátrịđối với sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hóa nước ta, tôi xin viết đề tài “Lý luận giá trị của C.Mác và sự vận dụng vào nền kinh tế Việt Nam hiện nay” với mong muốn rằng: ở một chừng mực nhất định nào đó sẽ cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan nhất về giá trị của Kinh tế chính trị tư sản cổđiển Anh và học thuyết Mác – Lênin, cũng như thực trạng vận dụng quy luật đóở Việt Nam thời gian qua; và cuối cùng tôi xin phép được đưa ra một số biện pháp cơ bản nhằm vận dụng tốt hơn nữa quy luật này trong thực tiễn dù rằng biện pháp đó có thể chưa phải là tối ưu. Những điều tôi trình bày trong đềán là sự kế thừa trực tiếp những gìđược giảng dạy ở trường Đại học và là biểu hiện của sự tiếp thu, nhận thức của bản thân trong quá trình học tập môn Lịch sử học thuyết kinh tế; chính vì vậy đề tài này không thể tránh khỏi những sai sót, những hạn chế nhất định. Tôi rất mong sẽ nhận được sựđóng góp ý kiến của những người đọc để tôi có thể hoàn thành tốt hơn và hoàn thiện đề tài này.
Lời cuối cùng, cho phép tôi được gửi lời cám ơn chân thành nhất tới thầy cô giáo đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh đó tôi cũng xin cám ơn các bạn sinh viên đã nhiệt tình hỗ trợ tôi khi xây dựng đề tài này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 936
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 18142
⬇ Lượt tải: 225
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 731
⬇ Lượt tải: 17