Mã tài liệu: 242466
Số trang: 17
Định dạng: doc
Dung lượng file: 63 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Đề tài: LIÊN MINH CÔNG - NÔNG - TRÍ THỨC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu tranh bền bỉ, kiên trì và đầy khó khăn để đem lại tự do, bình đẳng cho nhân dân. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ, dân tộc Việt Nam đã bảo vệ vững vàng Tổ quốc và đang từng bước xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa to đẹp hơn, giàu có hơn, sánh vai cùng bè bạn năm châu.
Có được thành quả to lớ này, dân tộc ta đã trải qua bao khó khăn, mất mát và hi sinh, mỗi người dân là một chiến sĩ nhất loạt đồng tâm đoàn kết trong một mặt trận dưới sự lãnh đạo của Đảng, đó là cuộc đấu tranh của toàn dân tộc. Ngay từ những ngày đầu Đảng ta đã xác định dùng chiến tranh vũ trang để giành chính quyền, xây dựng khối liên minh công - nông - trí thức trong đó giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong tiến lên giành độc lập. Đây là sự sáng suốt của Đảng ta, khẳng định vai trò to lớn của liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Sự ra đời của khối liên minh công - nông - trí thức là một tất yếu trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra rõ ràng rằng: “trong một số nước nông nghiệp đại đa số dân chúng là nông dân thì vấn đề giai cấp công nhân liên minh với họ là điều tất yếu. Nguyên tắc cao nhất của cách mạng là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”.
Không chỉ công cuộc bảo vệ Tổ quốc mà trong quá trình xây dựng đất nước, khối liên minh công - nông - trí thức cũng là nhu cầu cần thiết để gắn kết ba lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
Ở nước ta, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào con đường đấu tranh cách mạng. Từ ngày đầu khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã thành lập klm trong mặt trận dân tộc. Đảng khẳng định: lực lượng cách mạng chủ chốt là công nhân, nông dân, nhưng cách mạng cũng cần có lực lượng trí thức công nhân, nông dân, trí thức cần phải đoàn kết thành một khối. Với những đặc trưng cơ bản trong xã hội Việt Nam, liên minh công - nông - trí thức có nhiều thuận lợi đem đến tiền để cho sự phát triển.
Trong giai đoạn mới xây dựng Nhà nước chủ nghĩa xã hội Việt Nam, liên minh công - nông - trí thức tiếp tục được Đảng và Nhà nước khẳng định là một yếu tố tất yếu, một nhu cầu khách quan để giai cấp công nhân giữ vững vai trò lãnh đạo, giai cấp nông dân được giải phóng và sự phát triển của tầng lớp trí thức.
Như vậy, liên minh công - nông - trí thức là một tất yếu khách quan trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt ở Việt Nam, khối liên minh này được vận dụng sáng tạo và hoàn cảnh nước ta. Nghiên cứu đề tài “Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” chúng tôi muốn tìm hiểu tầm quan trọng của việc liên minh công - nông - trí thức ở Việt Nam để tìm ra những thuận lợi, khó khăn đồng thời tìm hiểu thực trạng của khối liên minh trong giai đoạn hiện nay; thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từ đó có những kiến nghị tăng cường đoàn kết khối liên minh công - nông - trí thức, tạo động lực phát triển đất nước.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài tiểu luận ày đạt được kết quả tốt hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TẤT YẾU CỦA LIÊN MINH GIỮA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VỚI NÔNG DÂN VÀ TRÍ THỨC.
Đầu tiên chúng ta đi tìm hiểu một số khái niệm cơ bản như giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và liên minh công - nông - trí thức.
Giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, là giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại. Đây là những người trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành công cụ sản xuất nhưng lại không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. Vì vậy họ chính là giai cấp lãnh đạo trong cuộc đấu tranh đi lên chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trực tiếp sử dụng một tư liệu sản xuất cơ bản và đặc thù, gắn với thiên nhiên là đất, rừng, biển để sản xuất ra nông sản, đặc biệt.
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trí thức là những người lao động trí óc phức tạp và sáng tạo, là những người có đủ trình độ, học vấn, có chuyên môn cao trong mọi lĩnh vực lao động của mình. Trí thức còn là những người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề chính trị xã hội thời cuộc
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 182
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 26
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 773
⬇ Lượt tải: 30