Mã tài liệu: 132725
Số trang: 37
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Từ sau khi giải phóng miền Bắc, cơ chế quản lý kinh tế tập trung theo mô hình Liên Xô trước đây và Trung Quốc đã du nhập vào miền Bắc Việt Nam và đến năm 1975, thống nhất hai miền Nam - Bắc, thì mô hình này đã được mở rộng ra khắp cả hai miền. Mô hình kế hoạch hoá tập trung ban đầu đã phát huy tác dụng, đem lại một số thành quả nhất định. Tuy nhiên, mô hình này càng ngày càng bộc lộ những khuyết tật, yếu kém, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, kìm hãm nền kinh tế. Trước những biểu hiện xấu đi của nền kinh tế và những yếu tố tự nhiên của thị trường và nền kinh tế thị trường đang nhen nhóm và lớn mạnh, Đại hội lần thứ VI năm 1986 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiêm khắc đánh giá những sai lầm, yếu kém và bước đầu đề ra những cải cách, đổi mới, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho sự hình thành nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sự tồn tại của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan, giải quyết được những “rắc rối” vốn là bản chất của thời kỳ quá độ, giải phóng lực lượng sản xuất, động viên mọi nhân tố tích cực của các thành phần kinh tế trong thời gian dài, tạo được nền kinh tế phát triển năng động, hiệu quả.
Đặc điểm của nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, có bản chất khác với nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản. Nó có căn cứ là thị trường, tuân theo các quy luật của thị trường, nhưng được định hướng bởi các phương hướng, mục tiêu, kế hoạch của nhà nước xã hội chủ nghĩa để đảm bảo không đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ khi hình thành, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày càng cho thấy vai trò, tác dụng rất to lớn trong việc tạo ra sự phát triển vượt bậc cho nền kinh tế, tạo ra những cải biến to lớn trong đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Thực tế phát triển ở Việt Nam đã chứng minh cho sự đúng đắn của công cuộc cải cách nền kinh tế. Từ năm 1991, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển rất mạnh, mức tăng trưởng cao, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn, tạo vị thế trên trường quốc tế. Hiện nay, nền kinh tế vẫn đang trên đà phát triển, mức tăng trưởng ổn định, đời sống của người dân cả nông thôn và thành thị ngày càng cao. Ngoài ra, Việt Nam cũng là điểm đến của các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài, của khách du lịch, ngày càng tạo được uy tín trên trường quốc tế.
nội dung chính:
Chương I: Lý luận chung về nền kinh tế thị trường
Chương II: Đặc điểm nền kinh tế thị trường của Việt Nam
Chương III: Tình hình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong những năm qua
Chương IV: Những giải pháp cơ bản phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 745
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16