Mã tài liệu: 82025
Số trang: 59
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới năm 1986, một trong những mục tiêu chiến lược xuyên suốt được Đảng và Nhà Nước đặc biệt quan chú trọng là vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kể từ khi luật đầu tư được ban hành đã thu hút được rất nhiều các dự án, đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định nền kinh tế vĩ mô, năng cao năng lực và trình độ của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo công ăn việc làm mới, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt Nam trong khu vực và Quốc tế….
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày một phát triển sâu rộng như hiện nay thì đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các nước. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, trình độ sản xuất còn yếu kém. Bởi vậy đối với Việt Nam đầu tư lại càng có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên trong vài năm gần đây tình hình thu hút và thực hiện đầu tư ở nước ta còn chưa cao, hiệu quả đầu tư còn thấp do một số nguyên nhân khách quan như: Sự sụt dốc của nền kinh tế toàn cầu, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực. cạnh tranh tu hút đầu tư trên thế giới diễn ra gay gắt, đặc biệt là giữa các nước đang phát triển trong đó có Trung Quốc. Đáng lo ngại hơn là có một số nguyên nhân chủ quan: Quan điểm, nhận thức về thu hút, thực hiện đầu tư chưa thống nhất, nhu cầu thị trường nội địa thấp, chi phí kinh doanh cao, thủ tục hành chính phức tạp, hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém, môi trường pháp lý còn nhiều hạn chế…Ngoài ra các dự án đầu tư vào nước ta chưa thực sự phát huy tác dụng, hiệu quả đối với nền kinh tế và sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Từ thực tế này, từ trước đến này đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu kinh tế đã nghiên cứu bản chất, nguyên nhân để tìm ra các giải pháp tích cực để đầu tư có hiệu quả, đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội và qua đó giải thích được tác động của đầu tư đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chúng ta có thể vận dụng các mô hình kinh tế này để phân tích ảnh hưởng của đầu tư đối với nền kinh tế qua môt số lý thuyết và mô hình tiêu biểu như lý thuyết số nhân đầu tư, lý thuyết gia tốc đầu tư, lý thuyết quĩ nội bộ đầu tư, lý thuyết tân cổ điển, mô hình Harod-Domar hay mô hình của Solow.
Từ các mô hình này chúng ta xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư và qua đó mà đề xuất các giải pháp thích hợp để hoạt động đầu tư được hiệu quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Bước vào hai thập niên đầu của thế kỷ XXI mục tiêu trọng tâm của chiến lược kinh tế xã hội nước ta là: Khôi phục và duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao gắn liền với thực hiện CNH-HĐH đất nước. Phấn đấu 2020 nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc tiếp tục tranh thủ khai thác, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước càng trở nên cấp thiết.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Các lý thuyết đầu tư và vai trò của đầu tư với tằng trưởng kinh tế
Chương II: Thực trạng tác động của đầu tư với tăng trưởng
Chương III: Một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trong nền kinh tế Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 254
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16