Mã tài liệu: 115044
Số trang: 30
Định dạng: docx
Dung lượng file: 184 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá là con đường dẫn tới sự phát triển chung cho các nền kinh tế tiến lên sản xuất lớn của các chế độ chính trị khác nhau. Sự phát triển hay tụt hậu về kinh tế – xã hội của mỗi nước đều phụ thuộc vào thành tựu đạt được trong tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước đó. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của khoa học – công nghệ đối với các hoạt động kinh tế – xã hội thì công nghiệp hoá - hiện đại hoá càng trở nên quan trọng
Nhận thức đúng đắn về ý nghĩa , tầm quan trọng của công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong sự nghiệp đối mới, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã khẳng định: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tuy nhiên với một điểm xuất phát thấp, với nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá thực sự là một nhiệm vụ khó khăn với nhiều vướng mắc, mà để thực hiện thành công nó chúng ta cần xây dựng rất nhiều tiền đề đó là: đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của nhà nước, và đặc biệt quan trọng là việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả
Như ta biết: Vốn là chìa khoá, là điều kiện hàng đầu của mọi quá trình phát triển. Đối với nước ta, để đưa đất nước vượt qua tình trạng một nước nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, đưa đất nước phát triển nhanh hơn, mạnh hơn trong giai đoạn tới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá lại càng cần có khối lượng vốn lớn. Khối lượng vốn đó được lấy từ hai nguồn đó là: nguốn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước. Trước hết cần xác định rõ rằng: trong hai nguồn vốn đó thì nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định vì đó là nhân tố bên trong đảm bảo cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; là tiền đề để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài…Việc đề cao nội lực là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên Việt nam tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một điểm xuất phát thấp: nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu; tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và chưa vững chắc, đã làm cho việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế hết sức khó khăn, đặc biệt trong thời kì đầu. Để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn: vì nghèo nên tích luỹ thấp; tích luỹ thấp thì tăng trưởng kinh tế chậm và khó thoát khỏi đói nghèo; vì nghèo nên tích luỹ thấp…và thực hiện được những mục tiêu kinh tế – xã hội thì chúng ta không thể chỉ trông chờ vào nguồn vốn trong nước mà phải biết thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài…
Sử dụng vốn nước ngoài để phát triển là cách nẫng cao năng lực đầu tư, tận dụng điều kiện khách quan, lợi thế mà thời đại đã tạo ra để phát triển, là sự lựa chọn thông minh để rút ngắn thời gian tích luỹ vốn ban đầu, nhanh chóng trở thành nước có nền kinh tế phát triển. Đó thực sự là xu hướng phát triển phù hợp với thời đại, tạo cơ sở cho sự phát triển lâu bền.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Một số vấn đề lí luận
Chương II: Thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn vốn nước ngoài ở nước ta
Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16