Mã tài liệu: 250176
Số trang: 14
Định dạng: doc
Dung lượng file: 125 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
ĐẶT VẤN ĐỀ (ĐỀ 10) Một xã hội bình ổn là một xã hội mà ở đó có một nền pháp chế được đảm bảo ổn định và phát triển. Pháp chế là một phạm trù rộng lớn không chỉ chứa đựng nội dung pháp luật mà còn chứa đựng những nội dung chính trị, xã hội và con người. Vì vậy, bảo đảm cho pháp chế được củng cố, tăng cường và phát triển, hoàn thiện là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, cũng là yêu cầu của quá trình hoàn thiện con người và các quyềncủa họ trong xã hội, đặc biệt trong quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo là một trong các biện pháp pháp lý bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Nó có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Khái niệm chung 1.1 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 1.1.1 Khiếu nại - Khiếu nại – theo tiếng Latin là “complaint” có nghĩa là việc phàn nàn, phản ứng, bất bình của một người nào đó đối với một vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình. Theo giải thích của từ điển tiếng Việt thì khiếu nại là “đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét một việc làm mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý”. Về góc độ chính trị - pháp lý thì khiếu nại là một quyền dân chủ cơ bản của công dân được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện bởi bộ máy nhà nước. Quyền khiếu nại được coi là “quyền để bảo vệ quyền”, được sử dụng khi quyền chủ thể của bản than công dân khiếu nại hoặc của người do mình bảo hộ bị vi phạm do quyết định hoặc hành vi trái pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước. Khái niệm về khiếu nại đã được thể hiện trong một số văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên khái niệm khiếu nại chỉ chính thức được ghi nhận đầy đủ trong Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998: “ Khiếu nại là việc công dân, cơ quan tổ chức, hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” (khoản 2 Điều 2).
[URL="/#_Toc278978791"]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 900
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1844
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 869
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 746
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 669
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 4648
⬇ Lượt tải: 65
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 1496
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 870
⬇ Lượt tải: 16