Mã tài liệu: 87742
Số trang: 40
Định dạng: docx
Dung lượng file: 599 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
Thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay còn nhiều phức tạp, thiếu công khai, minh bạch... Điều đó có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do: (1) một hồ sơ cần có nhiều loại giấy tờ (nhiều khi có những loại giấy tờ không thật sự cần thiết), (2)để có một loại giấy tờ trong hồ sơ người dân (tổ chức, công dân) thường phải liên hệ từ một đến nhiều cơ quan hành chính nhà nước (đôi lúc phải liên hệ với tổ chức sự nghiệp của nhà nước) để xin, (3)khoảng thời gian kể từ lúc chính thức xin đến khi được cho không xác định được, nó dài hay ngắn tuỳ vào việc xin có đúng địa chỉ hay không, nếu đúng rồi thì còn phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm, ý thức tuân thủ kỷ luật của cán bộ, công chức được nhà nước trao quyền, (4)tổ chức công dân ít khi biết chính xác theo quy định của nhà nước họ sẽ phải chi trả, đóng góp cho ngân sách những khoản phí, lệ phí gì khi làm thủ tục hành chính đó.
Và chính sự phức tạp ấy đã gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền của của tổ chức, công dân, suy rộng ra là lãng phí một phần của cải xã hội; tạo kẻ hở cho những cán bộ, công chức có cái "tâm" chưa được trong sáng lợi dụng để "hành dân" trong khi trách nhiệm của họ là phục vụ nhân dân. Từ đó làm cho hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước không cao, không đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước cũng như đòi hỏi của dân.
Với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nghị quyết của chính phủ và quyết định của thủ tướng chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã ra đời. Về mặt quản lý hành chính, đó là bước cải thiện cơ chế phối hợp. Về mặt cung ứng dịch vụ công, đó là bước đệm trong giai đoạn hiện nay để hướng đến quá trình hình thành cơ quan, tổ chức hoạt động dich vụ công (tách biệt với cơ quan chức năng quản lý hình chính). Vì vậy, việc áp dụng phải được tiến hành theo giai đoạn và lĩnh vực ứng với yêu cầu thực tế và cơ chế quản lý bộ máy, nhân sự, chức năng, nhiệm vụ và đặc biệt là cơ chế tài chính. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính trong đó có thủ tục hành chính cũng là một nhu cầu cấp bách để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công cho người dân. Tiến tới xây dựng thành công Chính phủ điện tử. Với nhiệm vụ đó, nhiều tỉnh thành phố trong cả nước đã chỉ đạo và đưa công nghệ thông tin với các phần mền hiện đại vào việc giải quyết công việc theo cơ chế một cửa. Từ đó, mô hình một cửa điện tử đã ra đời ở nhiều địa phương. Bắt đầu thành phố Hồ Chí Minh triển khai thí điểm ở nhiều quận và nhân rộng ra toàn tỉnh, nhiều tỉnh thành khác như Bắc Giang, Hà Nội, Quảng Nam, Trà Vinh….cũng đang đưa phần mềm công nghệ thông tin vào việc giải quyết công việc theo cơ chế một cửa làm cho mô hình này ngày càng được nhân rộng và phát huy hiệu quả tích cực.
Kết cấu đề tài:
I.. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
II.. THỰC TRẠNG ÁP DỤN TẠI VIỆT NAM
IV. TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 857
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 683
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 17