Mã tài liệu: 232938
Số trang: 24
Định dạng: doc
Dung lượng file: 260 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
PHẦN THỨ NHẤT
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỔ CÁO HIỆN NAY
I. TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO HIỆN NAY
Từ năm 1997 đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Số vụ việc phát sinh năm 1997 là 175.179 vụ, tăng 16,95%; năm 1998 là 194.887 vụ, tăng 11,25%; năm 1999 là 180.492 vụ, giảm 7,39%; năm 2000 là 191.344 vụ, tăng 6,01%.
Từ đầu năm 2001 đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên tính chất còn phức tạp, chủ yếu là khiếu kiện đòi được cấp lại đất cũ và mức đền bù thiệt hại về đất bị thu hồi; tố cáo cán bộ địa phương vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực; tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân; các khiếu kiện trên gắn liền với các vấn đề xã hội phức tạp khác, nhiều vụ việc có nội dung và tính chất phức tạp, do lịch sử để lại diễn ra khá lâu nên việc giải quyết gặp nhiều khó khăn.
Đến hết quí III năm 2001, các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp đã tiếp nhận 131.394 vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, thỉnh cầu (tới gần 40% đơn thư trùng lặp); trong đó có 77.414 vụ việc (68.747 khiếu nại, 8.667 tố cáo) thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước; còn lại là các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp và các tổ chức chính trị - xã hội.
Tại Trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng, Nhà nước ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và của cơ quan Thanh tra nhà nước, từ đầu năm đến nay có trên 10 ngàn lượt người và 299 lượt đoàn khiếu kiện đông người, chủ yếu ở một số xã, thị trấn thuộc thành phố Hà nội, các tỉnh Nam Định, Hà Tây, Bến tre, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, An Giang So với cùng kỳ những năm trước, số lượng đơn thư và người đến khiếu kiện trực tiếp ở các cơ quan nhà nước, kể cả vụ việc khiếu kiện đông người giảm 11%.
Nhiều đoàn, nhiều người ở các địa phương khác nhau đi khiếu kiện với mục đích khác nhau, tụ tập lại xung quanh Trụ sở tiếp công dân, hoặc nhiều lần đến nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhằm gây áp lực đòi được giải quyết yêu cầu của họ với thái độ gay gắt.
Khiếu tố diễn biến phức tạp, gay gắt nhất vẫn là những vụ việc mà các cấp, các ngành đã nhiều lần phải giải quyết theo pháp luật nhưng người đi khiếu kiện chưa thoả mãn yêu cầu mong muốn hoặc một số vụ việc giải quyết còn chậm, chưa rõ ràng của cơ quan có trách nhiệm.
Về tố cáo, tập trung nhất là tố cáo cán bộ, đảng viên ở cơ sở, doanh nghiệp nhà nước vi phạm trong việc thực hiện các dự án đầu tư, đấu thầu, mua bán vật tư, thiết bị, xây dựng cơ bản; lợi dụng chức quyền cấp đất, bán đất; bao chiếm nhiều ruộng đất, tham ô, lãng phí v.v
1- Một số nội dung khiếu nại chủ yếu.
Khiếu nại về đất đai xảy ra ở các địa phương chiếm tỷ lệ 59%.
- Ở phía Bắc chủ yếu là khiếu kiện về tình trạng chính quyền tự cấp đất, bán đất trái thẩm quyền, lấn chiếm đất công, việc thu và sử dụng tiền từ cấp, bán đất để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm ở nông thôn) có nhiều vi phạm, khai khống, gian lận, chi tiêu tài chính bừa bãi, tư lợi, tham ô diễn ra ở nhiều địa phương.
- Ở các tỉnh Nam bộ tình trạng khiếu kiện đòi lại đất cũ, tranh chấp đất trong nội bộ nhân dân, giữa dân với các nông, lâm trường, cơ quan, đơn vị quân đội, xảy ra ở nhiều nơi, có nơi rất gay gắt.
Nhiều địa phương xảy ra khiếu kiện tranh chấp đất đai rất phức tạp giữa chủ cũ và chủ mới, đất trước đây đưa vào tập đoàn sản xuất đã điều hoà giao cho người khác sử dụng, nay chủ cũ đòi lại, có trường hợp yêu cầu chính quyền can thiệp giải quyết, có trường hợp tự đến chiếm để canh tác trên đất cũ. Có nơi việc tranh chấp đất đai đã dẫn đến xô xát, gây hậu quả xấu về người, tài sản và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Nhiều trường hợp nhân dân còn tố cáo cán bộ cơ sở lợi dụng chức quyền bao chiếm nhiều đất, cấp đất trái phép.
Đất trước đây, giao cho cơ quan, xí nghiệp, công an, quân đội quản lý để làm kinh tế nhưng nay không sử dụng hoặc sử dụng không hết để đất trống, chia cho cán bộ hoặc đã đem đấu thầu, cho thuê, cá biệt chuyển nhượng trái phép cho người khác nên người có đất cũ trước đây thắc mắc khiếu kiện đòi lại. Tình trạng đất nông, lâm trường giao mức khoán quá cao, không có căn cứ, một số nơi người có chức, có quyền bao chiếm cho thuê hưởng lợi bất chính gây bức xúc, bất bình, phát sinh khiếu kiện đông người. Ở một số nơi dân đòi được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất; đòi lại đất của cha ông, đất tự khai phá trước khi lập nông trường.
- Ở khu vực miền Trung, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, tình trạng vi phạm Luật đất đai, phá rừng để lấy đất sản xuất, mua bán, chuyển đổi, lấn chiếm đất công, tranh chấp đất giữa đồng bào dân tộc với số dân di cư, với nông, lâm trường diễn ra rất phức tạp.
- Trên phạm vi cả nước, việc giải phóng mặt bằng thu hồi đất để mở rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở thành thị và nông thôn đã làm cho một bộ phận dân cư không còn hoặc còn ít đất để canh tác, ảnh hưởng đến công ăn, việc làm và làm khó khăn thêm đời sống của họ. Mặt khác, trong quá trình thực hiện đã phát sinh khiếu kiện về cách làm thiếu công khai, mất dân chủ; giá đền bù thấp, không nhất quán, không công bằng; việc lấy đất sử dụng vào kinh doanh, đền bù cho dân với giá thấp nhưng lại cho đấu thầu giá cao gấp nhiều lần; không ít trường hợp bớt xén tiền đền bù, tham nhũng, tiêu cực, gây bất bình trong dân.
Việc khiếu kiện đòi lại nhà do Nhà nước quản lý thuộc diện cải tạo, nhà vắng chủ trước đây cũng diễn ra gay gắt, chiếm tỷ lệ 8% tập trung tại một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Khiếu kiện về thực hiện các chính sách xã hội như chính sách đối với người có công đối với cách mạng, thương binh, liệt sỹ ,nhiều vụ việc do lịch sử để lại quá lâu, thiếu chứng cứ để xem xét xác định. Ngoài ra, những khiếu kiện liên quan đến công ăn việc làm, xoá đói, giảm nghèo, kỷ luật công chức, viên chức cũng đang là vấn đề bức xúc, các khiếu nại này chiếm 8%.
Khiếu nại về các nội dung thanh tra đã kết luận nhưng cấp đó có thẩm quyền chậm xử lý hoặc xử lý nương nhẹ chiếm 7%.
Khiếu kiện về việc bị bắt oan sai, về những việc làm vi phạm trong quá trình điều tra, truy tố xét xử, thi hành án chiếm tỷ lệ 15%, do tồn đọng nhiều song chưa có một cơ chế hữu hiệu trong việc xem xét và giám sát việc giải quyết những khiếu kiện đó.
Các nội dung khiếu nại khác chiếm 3%.
2- Nội dung tố cáo.
- Tố cáo cán bộ lợi dụng chức quyền tham nhũng, chủ yếu là trong cấp đất; bao chiếm, mua bán đất trái pháp luật; thu hồi đất, giải toả đền bù không thoả đáng, không bảo đảm các điều kiện tái định cư, mất dân chủ, không công khai, thiếu công bằng, vi phạm quản lý thu chi tài chính chiếm 65%.
- Tố cáo các hành vi vi phạm chính sách xã hội, chính sách đối với người có công với kháng chiến chiếm 15%.
- Tố cáo hành vi bao che cho người làm sai để vụ lợi, trù dập cấp dưới chiếm 12%.
- Các tố cáo khác chiếm 8%.
II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA
- Trước tình hình khiếu kiện phát sinh và diễn biến phức tạp, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là từ sau khi xuất hiện tình hình khiếu kiện phức tạp ở tỉnh Thái Bình. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII, Chỉ thị 21/CT – TW ngày 10/10/1997 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương và tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành xem xét, giải quyết vừa khẩn trương vừa thận trọng, nhất là những vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp; đã ban hành Nghị định 89/CP ngày 7/8/1997 về Quy chế tổ chức tiếp công dân, Chỉ thị 763/CT – TTg ngày 15/9/1997 về tập trung xử lý giải quyết khiếu kiện đông người và chấn chỉnh việc huy động đóng góp của nhân dân; Chỉ thị 35/CT – TTg ngày 9/10/1998 lập Tổ công tác liên ngành để xử lý các khiếu kiện phức tạp đông người tại các cơ quan trung ương và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đồng thời Chính phủ cũng tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện nhiều quy định pháp luật liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị, trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành như: Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Pháp lệnh về cán bộ, công chức, Luật khiếu nại, tố cáo, Nghị quyết số 58 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở trước 1/7/1991, theo đó Chính phủ cũng đã ban hành các nghị định hướng dẫn thực hiên. Những văn bản pháp luật này đã và đang phát huy hiệu quả để chấn chỉnh và tăng cường quản lý xã hội, làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 669
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 900
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 746
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 4648
⬇ Lượt tải: 65
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 870
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 1496
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 18