Tìm tài liệu

Ban ve tu do

Bàn về tự do

Upload bởi: michelle_rita_211

Mã tài liệu: 205941

Số trang: 0

Định dạng: rar

Dung lượng file:

Chuyên mục: Khoa học xã hội

Info

Tác phẩm Bàn về tự do của John Stuart Mill (1806-1873), một nhà triết học thực chứng, một nhà logic học, nhà kinh tế học, nhà chính luận và nhà hoạt động xã hội người Anh, được xuất bản lần đầu tiên tại Anh vào năm 1859.

Toàn bộ nội dung tác phẩm Bàn về tự do toát lên quan niệm chủ đạo của tác giả cho rằng, tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác; rằng, tự do xã hội là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự độc lập của cá nhân. Đối với ông, mỗi người cần được tự do mưu cầu hạnh phúc riêng của mình "trong chừng mực ta không mưu toan xâm phạm đến hạnh phúc của người khác hoặc ngăn trở những nỗ lực của người khác đạt được hạnh phúc. Mỗi người là người bảo vệ chính đáng nhất cho sự lành mạnh của anh ta, dù là sự lành mạnh thân thể, tinh thần hay tâm linh". John Stuart Mill bảo vệ quyền của các cá nhân để họ được "sống hạnh phúc theo ý của họ, hơn là bắt họ sống hạnh phúc theo ý những người xung quanh".
Sự tự do của con người được John Stuart Mill đề cập đến gồm: a)tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do thảo luận; b)tự do về sở thích, tự do đặt kế hoạch cho cuộc sống theo sự xét đoán của mình; và c)tự do hội họp.
Mặc dù Bàn về tự do được John Stuart Mill viết cách đây đã gần một thế kỷ rưỡi nhưng có nhiều điều ông nói vẫn còn nguyên giá trị. Chẳng hạn, "điều mong muốn bây giờ là người cầm quyền phải được đồng nhất với nhân dân, rằng quyền lợi và ý chí của họ phải là quyền lợi và ý chí của quốc gia". Hoặc: "Đa số dân chúng vẫn chưa học được chuyện cảm nhận quyền lực của chính phủ là quyền lực của mình, hay ý kiến của chính phủ là ý kiến của mình".
Chúng ta cũng có thể tìm thấy trong Bàn về tự do những nhận xét, những sự đánh giá mang ý nghĩa đạo đức, ý nghĩa giáo huấn bổ ích, những lời khuyên về việc phải hành động sao cho đúng, về phương pháp rèn luyện phẩm hạnh của con người. "Một người có thể làm điều xấu cho những người khác không chỉ bằng hành động của mình mà còn bằng cả việc không hành động nữa, trong cả hai trường hợp này, anh ta đều phải chịu trách nhiệm với họ về sự tổn hại gây ra". Hoặc: "Nếu một người nắm công quyền, hay thậm chí một thường dân, nhận thấy có bất cứ chứng cớ nào của việc chuẩn bị phạm tội, thì họ không bắt buộc phải thụ động ngồi nhìn chờ cho tội ác được hoàn tất, mà có thể can thiệp để ngăn chặn nó".
John Stuart Mill khẳng định rằng, không được coi thường phẩm chất đạo đức riêng tư cũng như các giá trị đạo đức xã hội, cho nên "công việc của giáo dục là phải chăm lo vun trồng cả hai mặt". Để giáo dục đạt kết quả tốt thì bên cạnh việc dạy dỗ, thuyết phục còn cần "áp dụng cả biện pháp cưỡng bách", nhưng "chỉ có thông qua phương pháp thuyết phục thì phẩm hạnh cá nhân mới bám rễ bền chắc".
Cũng có thể tìm thấy trong phần trình bày đề tài tự do ý kiến về cách thức phải tôn trọng người đối thoại, tôn trọng chân lý nhưng không được giáo điều để dẫn đến làm mất sức sống, mất giá trị của những học thuyết, những tư tưởng mang tính chân lý. Đối với John Stuart Mill, "con người phải được tự do hình thành ý kiến và tự do bày tỏ ý kiến không chút giấu giếm". Bởi vì, "bản chất con người không phải là cái máy được chế tạo ra theo một khuôn mẫu và nhằm làm đúng một công việc định trước, mà nó giống như cái cây cần được lớn lên và phát triển ra mọi phía tùy theo khuynh hướng của sức mạnh bên trong nó, cái sức mạnh làm cho nó là một sinh vật". Quyền tự do chính là điều kiện văn hóa cần thiết cho sự phát triển và sự bộc lộ tài năng của con người không chỉ vì lợi ích của cá nhân con người, mà còn vì lợi ích lâu dài và sự phát triển bền vững của toàn xã hội.
Do được viết cách chúng ta đã gần một thế kỷ rưỡi cho nên Bàn về tự do của John Stuart Mill không tránh khỏi những hạn chế. Một trong những hạn chế đó là việc ông không bảo vệ sự bình đẳng của các dân tộc trong việc phải được tự do như nhau, nhất là việc các dân tộc bị áp bức, bị đô hộ không được ông bảo vệ tự do trong quyền tự quyết về chính trị. Đây là một trong những mâu thuẫn mà John Stuart Mill không tự giải quyết được. Một hạn chế khác là ông quá tin vào sự tốt đẹp của tương lai nhân loại chỉ thông qua đối thoại và trải nghiệm, thông qua thảo luận tự do, thông qua phẩm chất tự biết sửa chữa sai lầm của con người. Lịch sử hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX và các cuộc chiến tranh khác đang diễn ra hiện nay chỉ cho chúng ta thấy rằng một niềm tin như của John Stuart Mill vào các phẩm chất trên là chưa đủ để đảm bảo cho tương lai tốt đẹp của nhân loại, mặc dù đó cũng là đòi hỏi của thời đại toàn cầu hóa mà chúng ta đang sống. Loài người còn cần phải có những hành động cụ thể, thiết thực nhằm ngăn chặn những ai và những gì đi ngược lại lý tưởng của nhận loại là tự do, bình đẳng, bác áo và được sống trong hạnh phúc.
Đọc Bàn về tự do (Do GSTSKH Nguyễn Văn Trọng dịch- NXB Tri thức-2005), chắt lọc những gì là có ích, là giá trị trong đó chắc chắn ít nhiều sẽ góp phần làm phong phú thêm của tư duy chúng ta.

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Tương lai của tự do

Upload: mrche2010

📎
👁 Lượt xem: 652
Lượt tải: 18

Vấn đề của tự do

Upload: sysy319

📎
👁 Lượt xem: 680
Lượt tải: 17

NGUỒN CỘI TÌNH YÊU TỰ DO ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH

Upload: sigiao77

📎
👁 Lượt xem: 626
Lượt tải: 16

Bàn về trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm

Upload: vancotinhsau

📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 1002
Lượt tải: 16

Một số định nghĩa cơ bản về tôn giáo

Upload: phnguyenk

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 767
Lượt tải: 17

SOCRATE TỰ BIỆN

Upload: ndat79

📎
👁 Lượt xem: 698
Lượt tải: 16

Chế độ pháp lý về việc làm ở Việt Nam những ...

Upload: donkihote1969

📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 2687
Lượt tải: 16

Vô tận trong lòng bàn tay

Upload: xuanhungcbv

📎
👁 Lượt xem: 659
Lượt tải: 16

Hội An là khu đô thị cổ nằm bên tả ngạn sông ...

Upload: phamducthanh

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Luận về đời

Upload: ducminh2007

📎
👁 Lượt xem: 539
Lượt tải: 17

Ý nghĩa về sự chết

Upload: daotuananh1985

📎
👁 Lượt xem: 533
Lượt tải: 16

Tổng quan về Bộ KHCN và MT

Upload: ldcb2002

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 823
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Bàn về tự do

Upload: michelle_rita_211

📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 678
Lượt tải: 18

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội
Bàn về tự do Tác phẩm Bàn về tự do của John Stuart Mill (1806-1873), một nhà triết học thực chứng, một nhà logic học, nhà kinh tế học, nhà chính luận và nhà hoạt động xã hội người Anh, được xuất bản lần đầu tiên tại Anh vào năm 1859. Toàn bộ nội dung tác phẩm zip Đăng bởi
5 stars - 205941 reviews
Thông tin tài liệu 0 trang Đăng bởi: michelle_rita_211 - 04/06/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 04/06/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Bàn về tự do