Mã tài liệu: 299663
Số trang: 86
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,840 Kb
Chuyên mục: Hóa học
MỞ ĐẦU
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2008, cả nước có 26,7 triệu con lợn, sản lượng thịt lợn hơi đạt 2.771.000 tấn, chiếm tỷ lệ 73,9% tổng sản lượng thịt gia súc, gia cầm . Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đã khẳng định được tầm quan trọng và đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Xuất phát từ nhu cầu ấy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề ra kế hoạch đến năm 2010 phải đạt bình quân đầu người 35 kg thịt lợn hơi. Cả nước sẽ có 30 triệu con lợn với chất lượng đàn lợn thịt có tỷ lệ nạc cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu .
Tuy nhiên, việc phát triển đàn lợn cũng làm xuất hiện các loại bệnh, ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Trở ngại lớn nhất hiện nay, đặc biệt trong các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản là bệnh tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi và phù đầu ở lợn từ 22 đến 60 ngày tuổi. Bệnh không chỉ phổ biến ở nước ta mà còn xuất hiện khắp thế giới, gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi lợn sinh sản. Bệnh xuất hiện lúc ồ ạt, lúc lẻ tẻ tùy thuộc vào thời tiết, khí hậu, điều kiện chăm sóc, quản lý. Tỷ lệ lợn mắc bệnh cao, từ 70 - 85%, có những nơi 100%, tỷ lệ chết tới 18 - 20% . Đặc biệt, tại các trại chăn nuôi lợn tập trung, bệnh càng gây thiệt hại đáng kể .
Để chống lại bệnh do E. coli, các nhà chăn nuôi đã sử dụng nhiều phương thuốc, từ cổ truyền đông y đến các liệu pháp kháng sinh hiện đại, kể cả các phương pháp hoá sinh hay dinh dưỡng kỹ thuật cao, nhưng cũng chỉ khống chế được một phần. Ở Việt Nam nhiều biện pháp áp dụng đã mang lại kết quả, trong đó tác dụng cao nhất là dùng thuốc kháng sinh. Mấy thập kỷ qua, thuốc kháng sinh đã giảm bớt đáng kể tổn thất do dịch bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học trong nước khẳng định E. coli đã kháng thuốc với tỷ lệ cao và kháng nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau , . Bên cạnh đó mặt trái của thuốc kháng sinh ngày càng lộ rõ, việc dùng thuốc kháng sinh kéo dài đã tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Hậu quả là lợn con còi cọc, chậm lớn, lông xù, thịt lợn bị tồn dư kháng sinh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng và giảm giá trị thịt lợn xuất khẩu.
Xu hướng dùng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi là liệu pháp đúng đắn mà thế giới đang yêu cầu và phát triển. Không chỉ giới hạn trong mục đích phòng trị bệnh, nâng cao năng suất chăn nuôi, việc sử dụng chế phẩm sinh học còn có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng vì nó tạo ra một nền sản xuất thực phẩm an toàn, đảm bảo sự ổn định trạng thái cân bằng của môi trường sinh thái.
Muốn đạt được yêu cầu đó, việc nghiên cứu chế tạo các chế phẩm sinh học an toàn để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi đang đòi hỏi cấp bách. Dựa trên cơ sở miễn dịch học và phản ứng kháng nguyên - kháng thể người ta đã sản xuất được nhiều loại kháng thể đặc hiệu từ huyết thanh động vật để chữa bệnh, nhưng giá thành cao, khi dùng dễ gây phản ứng huyết thanh nên ít được sử dụng rộng rãi.
Gần đây người ta phát hiện ra rằng, khi gà được tiêm kháng nguyên, kháng thể ở máu được truyền sang lòng đỏ trứng tới 80%, đặc biệt là thành phần IgG. Kháng thể đặc hiệu chế từ lòng đỏ trứng gà được miễn dịch sẽ có nhiều ưu thế hơn hẳn so với kháng thể đặc hiệu chế từ huyết thanh động vật, vì khi ứng dụng vào sản xuất nó có thể sản xuất với số lượng lớn, giá thành sản xuất thấp, không phải giết động vật và khi dùng không xảy ra phản ứng phụ. Cho đến nay đã có nhiều công trình ở các nước như: Đức, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc công bố về việc chế tạo và sử dụng kháng thể ở lòng đỏ để điều trị và phòng nhiều bệnh vật nuôi có hiệu quả cao. Qua gà, người ta đã thu được nhiều loại kháng thể chống lại các vi rút, vi khuẩn, độc tố, nọc rắn, các hoá chất... để dùng cho các xét nghiệm chẩn đoán y học .
Để có thể sớm tạo ra một loại thuốc phòng và chữa trị hiệu quả, an toàn bệnh tiêu chảy và sưng phù đầu do E. coli gây ra ở lợn, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu chế tạo kháng thể qua lòng đỏ trứng gà để phòng chống tiêu chảy và sưng phù đầu do E. coli ở lợn", với hai mục tiêu sau:
Phân lập, tuyển chọn và xác định các chủng E. coli gây bệnh điển hình có độc lực, có tính kháng nguyên mạnh để làm giống.
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học đặc hiệu – kháng thể phòng và chữa bệnh tiêu chảy và sưng phù đầu của lợn do E. coli.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Đã thu thập được 340 mẫu bệnh phẩm lợn ốm do tiêu chảy và sưng phù đầu ở 5 tỉnh đại diện cho 3 miền Bắc - Trung - Nam. Từ 340 mẫu bệnh phẩm này đã sàng lọc và tuyển chọn được 10 chủng E. coli điển hình có độc lực mạnh, tính kháng nguyên tốt để làm giống.
2. Đã xác định được động thái sinh trưởng của 10 chủng E. coli phân lập được. Các chủng E. coli này tăng trưởng cực đại sau 24 giờ nuôi cấy sau đó giảm dần, trong khi pH của môi trường nuôi cấy giảm cực tiểu sau 24 giờ nuôi cấy sau đó tăng dần.
3. Việc làm bất hoạt và giải độc kháng nguyên bằng formol 30/00 ở 37oC trong 24h cho hiệu quả tốt. Sau khi bị bất hoạt và giải độc, độc lực bịgiảm đi nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên.
4. Alum 20/00 là chất bổ trợ kháng nguyên an toàn và làm tăng miễn dịch.
5. Đã nghiên cứu được qui trình miễn dịch tối ưu cho gà để thu được hàm lượng kháng thể cao nhất trong lòng đỏ trứng. Hàm lượng kháng thể trong lòng đỏ trứng kháng với kháng nguyên thân E. coli luôn ổn định ở 1/118,2 đến 1/243,2 và hàm lượng kháng thể kháng với độc tố E. coli dao động từ 1/8 đến 1/16.
6. Đã nghiên cứu được qui trình sản xuất kháng thể, qui trình kiểm nghiệm và bảo quản chế phẩm. Chế phẩm kháng thể sản xuất ra có hiệu giá kháng thể ngưng kết đạt từ 1/80 đến 1/100, hiệu giá ADP đạt 1/4. Sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về vật lý, vô trùng, an toàn và hiệu lực. Nhiệt độ bảo quản chế phẩm tốt nhất là từ 20C - 80C, thời gian bảo quản là 5 tháng.
KIẾN NGHỊ
1. Tiếp tục khảo sát chế phẩm kháng thể được tạo ra trên lợn để xác định khả năng bảo vệ của chế phẩm đối với lợn mắc bệnh và đưa ra liều phòng và điều trị bệnh.
2. Cần sản xuất thử nghiệm một số lô chế phẩm để đưa ra khảo nghiệm trên thực địa trước khi sản xuất đại trà và đưa chế phẩm kháng thể này vào phòng và trị bệnh bệnh tiêu chảy và sưng phù đầu do E. coli gây ra.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 937
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 1203
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 866
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 764
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 18