Mã tài liệu: 238578
Số trang: 95
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,971 Kb
Chuyên mục: Địa lý
LỜI CẢM ƠN.
Địa chất Dầu Khí là một ngành học nghiên cứu về nguồn tài nguyên có giá trị
đặc biệt trong sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp nước ta – đó là Dầu
Khí. Ngày nay trên toàn thế giới con người đang sử dụng một cách triệt để nguồn
tài nguyên tự nhiên này.
Để đánh giá khả năng tiếp cận kiến thức sau 4 năm học thì bài báo cáo này
cũng được xem như là một hành trang kiến thức quý giá cho sinh viên sau khi ra
trường.
Để có thể hoàn tất bài báo cáo này em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của
các thấy cô và cán bộ thuộc bộ môn Địa Chất và bộ môn Địa Chất Dầu Khí, đặc
biệt là Thạc Sĩ Nguyễn Ngọc Thủy, người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình
cho em trong suốt thời gian vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến
đóng góp của cô.
Xin cảm ơn sự nhiệt tình và những tình cảm của tất cả các bạn trong lớp Dầu
Khí 03DCA đã đồng hành trong suốt khóa học.
Do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên bài báo cáo này
chắc chắn có nhiều thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quy thầy cô và
các bạn.
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO ĐÔNG NAM Á:
I .CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KIẾN TẠO: 8
1. Giai đoạn trước Eoacen giữa:. . 8
2.Giai đoạn từ Eocen giữa – Oligocen: 10
3.Giai đoạn từ Oligocen – Miocen sớm:. . 14
4.Giai đoạn Miocen sớm – Miocen giữa:. 17
5.Giai đoạn từ Miocen giữa – Đệ tứ: . 20
II.CÁC LOẠI BỒN TRŨNG Ở ĐÔNG NAM Á: 24
1. Các bồn trũng hình thành trên đới va chạm tạo núi:. 25
2. Các bồn trũng hình thành trên đới hút chìm: . 26
3. Các bồn trũng hình thành trên móng á đại dương:. . 28
4.Các bồn trũng hình thành trên móng lục địa tương đối bình ổn: . 28
PHẦN II. CÁC BỒN TRŨNG TIÊU BIỂU THỀM LỤC ĐỊA NAM VIỆT
NAM:
CHƯƠNG I. BỒN TRŨNG CỮU LONG: 36
I.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: . 36
II.CƠ CHẾ HÌNH THÀNH BỒN:. 37
III. KHẢO SÁT BỒN TRŨNG CỮU LONG:. 41
1.Tầng sinh: . 42
2.Tầng chứa: 44
3.Tầng chắn: 50
IV. MỎ BẠCH HỔ: 55
V. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG CỮU LONG: 65
CHƯƠNG II. BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN: . 68
I.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: . 68
II.CƠ CHẾ HÌNH THÀNH BỒN: . 69
III. KHẢO SÁT BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN: . 74
1.Tầng sinh: . 74
2.Tầng chứa: 77
3.Tầng chắn: 82
IV. MỎ ĐẠI HÙNG:. . 86
V. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN: . 91
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU.
Ngày nay công nghiệp Dầu Khí là một trong những nền công nghiệp hàng
đầu của các quốc gia trên thế giới nói chung và nền công nghiệp được coi là còn
non trẻ của Việt Nam nói riêng. Do được thừa hưởng một điều kiện địa lý thuận
lợi mà Việt Nam dần dần hội nhập được với nền công nghiệp Dầu Khí của khu
vực và từng bước hoàn thiện nó trong tương lai để nền công nghiệp này trở thành
một nền công nghiệp mũi nhọn của đất nước, với tốc độ tiềm kiếm thăm dò và
đưa vào khai thác như hiện nay thì nền công nghiệp Dầu Khí đã đóng góp cho
ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng mỗi năm và cho đến nay thềm lục địa
Việt Nam là một trong những thềm lục địa rất triển vọng và tiềm năng nhất khu
vực về Dầu Khí. Cùng với việc phát hiện ra dầu khí khá đặc biệt trong đá móng
nứt nẽ đã đưa tới các nhà kỹ sư dầu khí hướng tiềm kiếm khác, một hướng tiềm
kiếm đầy hứa hen trong tương lai.
Điều kiện kiến tạo là một trong những nhân tố quan trong làm cho đá nứt nẽ,
hình thành các bồn trũng. Các bồn trũng trên thế giới nói chung và ở thềm lục
địa Việt Nam nói riêng đều được hình thành thông qua nhân tố kiến tạo. Các
bồn trũng thềm lục địa Việt Nam đều được hình thành vào giai đoạn Đệ Tam
dưới sự ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo ở khu vực Đông Nam Á xảy ra
vào giai đoạn Đệ Tam.
Cùng với quá trình kiến tạo hình thành bồn trũng thì nhân tố trầm tích cũng
giữ vai trò quan trọng trong việc tích tụ vật liệu để hình thành nên các tầng sinh,
chứa, chắn, cho các bồn Dầu Khí.
Vì vậy một người địa chất Dầu Khí cần phải hiểu rõ mối quan hệ giữa nhân
tố kiến tạo và nhân tố trầm tích để có sự luận giải đúng đắng cho sự phát triển
một bồn Dầu Khí. Đó là nội dung của đề tài:
“ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ SỰ PHÁT
TRIỂN CÁC BỒN DẦU KHÍ ĐỆ TAM TIÊU BIỂU THUỘC THỀM LỤC
ĐỊA NAM VIỆT NAM”.
Bài báo cáo gồm hai phần:
Phần I: Đặc điểm kiến tạo Đông Nam Á.
Mục đích: giới thiệu về các giai đoạn kiến tạo của khu vực Đông Nam Á,
các loại bồn trũng do quá trình kiến tạo gây ra.
Phần II. Các bồn trũng tiêu biểu thềm lục địaViệt Nam.
Mục đích: khảo sát bồn cho thấy sự khác nhau về hệ thống dầu khí của bồn
trũng Cữu Long và Nam Côn Sơn. Qua các giai đoạn hình thành bồn khác nhau
thì hệ thống Dầu Khí trong nội bộ bồn cung khác nhau
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 924
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 792
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16