Mã tài liệu: 143601
Số trang: 43
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Địa chất
Đất ngập nước (ĐNN) của Việt Nam rất đa dạng và phong phú bao gồm những vùng cửa sông châu thổ cùng với những đầm lầy, rừng ngập mặn bát ngát, các bãi triều, các đầm phá ven biển, nhiều đảo nhỏ ở ngoài khơi, rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, là nước mặn hay nước lợ, nhiều cánh đồng muối và đầm nuôi trồng thuỷ sản, nhiều hồ nước ngọt và các hồ chứa nhân tạo, và sau cùng là rất nhiều sông suối kênh mương [6].
Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc, kết thúc tại cửa Ba lạt đổ ra Biển Đông. Cửa Ba lạt là nơi tiếp giáp về mặt địa giới hành chính giữa hai huyện Giao Thuỷ (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình). Đây là khu vực đất ngập nước cửa sông mang ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế xã hội, sinh học cũng như nghiên cứu khoa học. Khu bảo tồn thiên nhiên Giao Thuỷ (Ramsar) và khu bảo tồn đất ngập nước Tiền Hải đều nằm trong khu vực này. Trong những năm gần đây, cùng với đà phát triển của nền kinh tế quốc dân, rất nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội cũng như các đề tài khoa học về khai thác, bảo tồn và phát triển tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất ngập nước đã được nghiên cứu và triển khai trên khu vực hết sức nhạy cảm này. Điều này cùng với tác động của các quá trình tự nhiên (sóng, dòng chảy, bồi tụ, thuỷ triều ) đãgây ra những biến động đáng kể về trữ lượng cũng như chất lượng tài nguyên trong khu vực, đặc biệt là các biến động về diện tích sử dụng tài nguyên đất.
Hệ sinh thái cửa sông Hồng thuộc vào đới duyên hải, là loại cửa sông châu thổ. Đây là một vùng biến động nhanh các yếu tố tài nguyên và môi trường cả về mặt không gian và thời gian, mà ở đó các mâu thuẫn giữa kinh tế và môi trường rất phức tạp và đan xen nhau, không thể giải quyết riêng rẽ được. Hệ thông tin địa lý (GIS) là một công cụ khoa học với các phần mềm chuyên dụng có khả năng phân tích không gian chính xác, khả năng tổ hợp thông tin, cung cấp thông tin nhanh và cập nhật, có thể giải quyết được các vấn đề trên một cách hiệu quả hơn.
Kết cấu của đề tài
:chương 1:Giới thiệu chung về vùng nghiên cứu
Chương 2 :Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 :Các bước tiến hành và kết quả nghiên cứu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 15
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 1636
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 942
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 814
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 1643
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 1283
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 998
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 2405
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 2161
⬇ Lượt tải: 21