Info
Tài liệu ôn tập Ngữ văn 12 – 2011 HĐBM Ngữ văn – Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------PHẦN I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘII. Khái niệm.- Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hộichính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng – sai, cái tốt –xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghịluận cũng như vận dụng nó vào đời sống.- Gồm có hai dạng:+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.II. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.1. Khái niệm: quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đềtư tưởng, đạo lí trong cuộc đời. Bao gồm:+ Lí tưởng (lẽ sống)+ Cách sống+ Hoạt động sống+ Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợchồng, anh em và những người thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ:tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè…2. Hai dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường gặp:+ Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách trực tiếp.Ví dụ:Đề 1. Suy nghĩ của anh/chị về đức tính hy sinh.Đề 2. Trình bày ý kiến của anh/chị về vấn đề:Sự tự tin của con người trong cuộc sống.+ Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách gián tiếp: Ở dạngđề này, vấn đề tư tưởng, đạo lí được ẩn trong một câu tục ngữ, một câu danhngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện, một văn bản ngắn…Ví dụ:Đế 1: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của anh/chị vềcâu nói sau đây của nhà văn Nga Lep Tôn-xtôi:“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mìnhlàm nên cuộc sống”.Đề 2: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chịvề câu nói sau:“Một trong những tổn thất không có gì bù đắp được là tổn thất về thời gian”.3. Kĩ năng làm văn nghị luận.a. Phân tích đề- Đọc kĩ đề, chú ý từ ngữ quan trọng, những khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩabóng. Chia vế, ngăn đoạn, tìm mối tương quan giữa các vế.- Xác định ba yêu cầu:+ Yêu cầu về nội dung: Vấn đề nghị luận là gì? Có bao nhiêu ý cần triểnkhai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?1Tài liệu ôn tập Ngữ văn 12 – 2011 HĐBM Ngữ văn – Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------+ Yêu cầu về hình thức: Cần kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phântích, chứng minh, bình luận.+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: đời sống văn học, đời sống thực tiễn(chủ yếu là đời sống thực tiễn).b. Lập dàn ý:- Nội dung luận đề cần được triển khai thành hệ thống luận điểm, luận cứ,luận chứng.- Cần sắp xếp các ý thành hệ thống chặt chẽ và bao quát nội dung.- Cần chú ý các bước cơ bản của bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí:+ Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.+ Phân tích, chứng minh những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệchcó liên quan đến vấn đề cần bàn luận.+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.c. Tiến hành viết bài văn.d. Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết.4. Một số đề bài và cách giải.Đề 1.Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị vềcâu nói: Thất bại là mẹ thành công.Gợi ýÝ 1. Giải thíchCâu nói hàm chứa triết lý sống, cách sống mạnh mẽ: thất bại không được nảnlòng, sau mỗi lần thất bại giúp ta tiến đến thành côngÝ 2. Phân tích, Chứng minh- Trong cuộc đời mỗi con người, ai mà không có lần thất bại trong công việc,nhưng dừng vì thất bại (dù tới vài lần liên tiếp) mà nản lòng....