Mã tài liệu: 643793
Số trang: 49
Định dạng: docx
Dung lượng file: 593 Kb
Chuyên mục: Môi Trường
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ 2 1.1. Vị trí địa lý 2 1.2. Điều kiện tự nhiên 2 II. SỨC ÉP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA LÀNG NGHỀ TỚI MÔI TRƯỜNG 4 2.1. Sức ép phát triển kinh tế làng nghề 4 2.2. Phát triển xã hội 5 III. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG 6 3.1. Thực trạng môi trường Đất 8 3.2. Thực trạng môi trường nước 8 3.3. Thực trạng môi trường không khí 11 3.4. Đa dạng sinh học 12 IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 13 4.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn. 13 4.2. Thu gom và xử lý chất thải rắn 14 V. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ 16 5.1. Các đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư 16 5.2. Nguyên liệu 17 5.3. Các nhân tố khác 17 VI. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 18 6.1. Con người 18 6.2. Cảnh quan – Sinh vật 19 PHIẾU THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 20 VỀ TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỒNG KỴ - BẮC NINH 20 VII.CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 23 7.1. Điểm tích cực 23 7.2. Những tồn tại và thách thức 24 VIII. CÁC CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 26 8.1. Các văn bản Pháp luật 26 8.2. Giải pháp bảo vệ môi trường 27 IX. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 30 1. KẾT LUẬN 30 2. KIẾN NGHỊ 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 Hiện nay, việc phát triển các ngành nghề thủ công là sự lựa chọn tất yếu cho sư phát trển của nông thôn Việt Nam. Tại làng nghề Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang – huyện Từ Sơn – Bắc Ninh việc phát triển ngành nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ đag hứa hẹn đem lại tiềm năng lớn, vì các sản phẩm được ưa thích rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước. hoạt động của làng nghề phát triển đem lại giá trị kinh tế lớn, thu hút nhiều lao động giải quyết vần đề việc làm cho người dân trong và ngoài địa bàn, nâng cao đời sống của người dân. Vì vậy việc gìn giữ, phát huy nghề truyền thống của làng là mục tiêu trong chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ của từng cá nhân và cả cộng đồng. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà hoại động của làng nghề mang lại là vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở lên cấp bách, đe dọa đến sức khỏe và hoạt động của chính những người dân sống tại làng Đồng Kỵ và những khu vực lân cận. Các vấn đề về chất lượng môi trường đất, nước, không khí, vấn đề rác thải làng nghề, rác thải sinh hoạt đang dần trở lên nhức nhối đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc của các cấp các ngành và cả cộng đồng. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ - Bắc Ninh” nhằm giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về các hoạt động của làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, các vấn đề môi trường xoay quanh hoạt động sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, ảnh hưởng của chúng tới môi trường và con người. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Giúp các nhà kinh tế môi trường, các cơ quan quản lý đưa ra các chính sách nhằm khắc phục, giải quyết tình trạng ô nhiễm hiện nay mà vẫn phát huy được những giá trị truyền thống vốn có của làng nghề. I. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ 1.1. Vị trí địa lý Đồng Kỵ - Bắc Ninh là một làng nghề thuộc vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, nằm ở phía Đông Bắc Hà Nội, cách trung tâm hà nội khoảng 20km theo đường quốc lộ 1A, địa hình bằng phẳng không đồi núi. 1.2. Điều kiện tự nhiên - Khí hậu Khí hậu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3oC , nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC ( tháng 1) Lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1400mm -1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Hàng năm có 2 mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào. - Thủy văn Được bao bọc bởi sông Đuống, sông Cầu, và hệ thống kênh mương khác chế độ thủy văn thuận lợi cho việc sản xuất. Trong những năm gần đây tại địa bàn không xảy ra tình trạng hạn hán lũ lụt. Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thủy và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước. Ngoài ra địa phương còn có nguốn nước ngầm khá lớn và chất lượng nước tốt, có thể khai thác để phục vụ sản xuất sinh hoạt. 1.3. Kinh tế xã hội a. Kinh tế Sau khi mở cửa kinh tế, bắt nhịp với nền kinh tế thị trường làng nghề đã phát triển sản xuất, thu nhập bình quan đầu người người không ngừng tăng lên, theo đó là sự cải thiện chất lượng cuộc sống. Cơ cấu kinh tế chủ yếu tập trung vào sản xuất kinh doanh đỗ gỗ mỹ nghệ với tỷ trọng chiếm 80% GDP, 15% các ngành dịch vụ, còn lại 5% của hoạt động sản xuất nông nghiệp và hoạt động khác. Đất canh tác cho mỗi nhân khẩu là 192m2. Năm 2007 GDP của xã đạt 83,5 tỷ VND. Với nghề truyền thống là sản xuất đố gỗ mỹ nghệ. Hàng năm, làng Đồng Kỵ đã tạo ra hàng chục triệu sản phẩm các loại để dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hoạt động của làng nghề thu hút hàng nghìn lao động của các địa phương khác với mức thu nhập từ 1,5 – 7 triệu đồng/người/ tháng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 2136
⬇ Lượt tải: 39
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 4