Mã tài liệu: 92571
Số trang: 98
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,053 Kb
Chuyên mục: Y đa khoa
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tỷ lệ bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như khu vực châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Tốc độ phát triển nhanh cùng với mức độ nguy hiểm của nó nên bệnh ĐTĐ đang được xem là đại dịch. Năm 2010 theo báo cáo của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế (IDF) toàn thế giới có khoảng 285 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự báo trong 20 năm tới con số này sẽ lên đến 438 triệu người và mỗi năm có khoảng 7 triệu người mắc ĐTĐ [52]. Song song với tỷ lệ gia tăng nhanh chóng của bệnh là sự gia tăng các biến chứng do ĐTĐ gây ra, nó đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh, một số các biến chứng mạn tính nguy hiểm thường gặp như: Bệnh mắt ĐTĐ, tổn thương thận, tổn thương thần kinh, bệnh mạch máu lớn, bệnh mạch máu ngoại vi…, việc phát hiện các biến chứng này thường muộn nên để lại các di chứng nặng nề [2]. Bên cạnh đó thì có những biến chứng mạn tính tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng gây ra ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm lý cũng như chất lượng sống và hạnh phúc gia đình của người bệnh. Một trong những biến chứng thường gặp đó là rối loạn cương dương (RLCD) ở nam giới mắc ĐTĐ [13]. Từ khi RLC được đề cập trong y văn (thế kỷ thứ IX) [35], cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu có giá trị giúp cho chẩn đoán cũng như điều trị bệnh, nhưng các nhà lâm sàng lại đang phải đối mặt với một thách thức mới đó là sự gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ RLCD ở những bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ, đặc biệt là trong nhóm bệnh nhân mắc ĐTĐ typ2. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, thì có hơn 6% dân số nước Mỹ mắc bệnh ĐTĐ, trong số này có xấp xỉ 8 triệu người có suy giảm chức năng cương [30]. Tỷ lệ thống kê cũng cho thấy RLC thường gặp khoảng 32% trong nhóm người bệnh ĐTĐ typ1 và 46% đối với nhóm ĐTĐ typ2 [89] và sau thời điểm chẩn đoán ĐTĐ thì có khoảng 12% bệnh nhân có biểu hiện của RLC. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng độ tuổi từ 30 đến 34 thì tỷ lệ RLC là 15%, con số này tăng lên 55% ở độ tuổi 60 [82]. Theo Massachusetts Male Aging Study, tỷ lệ mắc RLC ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ có thể cao hơn gấp 3 lần so với nhóm không mắc ĐTĐ [43]. Hiện nay tỷ lệ của bệnh cũng đang gia tăng ở các khu vực khác trên thế giới, theo nghiên cứu của Fedele.D và cộng sự, tỷ lệ mắc RLC ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ ở khu vực châu Âu là 35,8% [40]. Khu vực châu Á tỷ lệ này từ 63% đến 90% [6] [30] [79] [81].
Nội dung tóm tắt
chương 1
tổng quan
chương 2
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
chương 3
kết quả nghiên cứu
chương 4
bàn luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 774
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 726
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 756
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 235
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 1277
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 827
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 779
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 165
👁 Lượt xem: 814
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 798
⬇ Lượt tải: 20