Ngoại sử chép rằng trong một tiệc tân niên đãi các sứ thần ngoại quốc, Từ Hi thái hậu nhà Thanh đã tổ chức một bữa ăn gồm tổng cộng 365 món, kéo dài bảy ngày đêm, mỗi ngày có một món đặc biệt. Bảy món cho bảy ngày là Linh Chi, tượng tinh, sơn dương trùng, chuột bạch bao tử, óc khỉ, trứng công và heo sữa (nhũ trư). Bửa tiệc kéo dài từ sáng mồng một đến mồng bảy tháng giêng. Những món ăn đãi thực khách dĩ nhiên là cầu kỳ không phải chỉ ì bào chế công phu mà con cà tìm tòi, săn bắt hay nuôi dưỡng rất kỹ lưỡng. Thế nhưng Linh Chi là cái gì mà được đưa lên hàng đầu trong danh sách của thực 365 món? Phải chăng đó là những cái nấm màu đen sì, bóng nhẫy hay chúng ta vẫn thấy người ta để hàng rổ trong các tiệm thuốc bắc? Lẽ đâu Linh Chi lại dễ dàng đến thế.
Không, chính loại nấm đó tên gọi Linh Chi, là dược thảo đứng đầu trong Thần Nông Bản Thảo Kinh. Bản thảo kinh tên nguyên thủy là Thần Nông Bảo Thảo Kinh, được hình thành vào khỏng cuối đời Đông Hán, là của người sau thác danh họ Thần Nông sáng tác. Tác phẩm này tập hợp những kinh nghiệm về dược vật từ đời Hán trở về trước, tất cả 365 loại, trong đó thực vật chiếm đa số (252 vị) kế là động vật (67 vị) và su cùng là khoáng thạch (46 vị) và có thể coi cuốn sách về dược học đầu tiên của Trung Hoa. Cuốn kinh này chia các vị thuốc ra làm ba loại, thượng, trung và hạ phẩm. Linh Chi là dược loại đứng đầu của thượng phẩm, trên cả nhân sâm, là một dược thảo được xem là kỳ diệu, có rất nhìeu hiệu năng, dùng lâu không hại, có thể giúp người ta diên niên trường thọ. Thời trước chỉ có vua chúa và vương hầu biết tới chứ người bình dân thì chỉ nghe mà không mấy khi được gặp.