Mã tài liệu: 61449
Số trang: 77
Định dạng: docx
Dung lượng file: 21,232 Kb
Chuyên mục: Điều dưỡng
Chấn thương niệu đạo sau ( CTNĐS) do tai nạn giao thông là một trong những bệnh cảnh lâm sàng hay gặp trong chấn thương tiết niệu ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển.
Trước 1975 tại Việt Nam, nguyên nhân gây vỡ xương chậu- đứt niệu đạo sau chỉ là do sự va chạm giữa các phương tiện giao thông thô sơ như xe đạp – xe đạp, xe đạp – xe bò.. Chính vì vậy các thương tổn thường là đơn thuần (vỡ xương chậu vững, ít các thương tổn tạng kèm theo). Từ năm 2000 (đầu thế kỷ 21), nước ta với đà phát triển về kinh tế, đô thị cùng với sự phát triển của giao thông, những tai nạn thường xảy ra ở các phương tiện cơ giới có tốc độ lớn như ô tô, xe máy. Những va chạm với tốc độ cao này gây ra những bệnh cảnh đa chấn thương cho người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt cho người điều khiển xe máy.
Trong bệnh cảnh đa chấn thương như vậy, thương tổn vỡ xương chậu - đứt niệu đạo sau trở nên phức tạp và đa dạng thường kết hợp với các thương tổn phối hợp ở các tạng khác như vỡ bàng quang, tổn thương các tạng ở ổ bụng, ngực, gãy xương, tổn thương phần mềm ... [22, 24, 27,32, 37, 40]. Do vậy, những bệnh nhân bị chấn thương đứt niệu đạo sau, vỡ xương chậu do tai nạn giao thông thường rất nặng như chóang, mất máu và tỷ lệ tử vong trước can thiệp đa chấn thương chiếm từ 8- 10% [16, 22, 36, 39].
Việc xử lý chấn thương đứt niệu đạo sau, vỡ xương chậu do TNGT trong bệnh cảnh đa chấn thương phải ưu tiên xử trí các tổn thương nặng phối hợp đe doạ trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Thương tổn chấn thương đứt niệu đạo sau, vỡ xương chậu thường được xử trí tối thiểu và phẫu thuật phục hồi đứt niệu đạo sau thường được thực hiện ở thì sau khi bệnh nhân đã qua được giai đoạn chóang, ổn định các phẫu thuật cấp cứu.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 806
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 1046
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 1687
⬇ Lượt tải: 23