Mã tài liệu: 226246
Số trang: 95
Định dạng: doc
Dung lượng file: 4,934 Kb
Chuyên mục: Kiến trúc
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Việt Nam có hệ thống công trình thủy lợi rất phong phú và đa dạng, trong đó các công trình đê, đập chiếm tỷ lệ lớn và phân bố không đồng đều theo vùng lãnh thổ. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT năm 2002 thì nước ta có khoảng 2360 con Sông có chiều dài trên 10km, trong đó có 9 hệ thống sông chính và có khoảng 1967 hồ (dung tích mỗi hồ trên 2.105m3), trong đó có 10 hồ thủy điện có tổng dung tích 19 tỷ m3.
Khi xây dựng đập, đặc biệt là ở vùng trung du và miềm núi thường gặp nền cát cuội sỏi (nền bồi tích) có hệ số thấm K=10-1 - 10-2 cm/s và có chiều dày tầng cát cuội sỏi thay đổi trong phạm vi rất lớn.Vì vậy việc lựa chọn giải pháp xử lý chống thấm cho nền cát cuội sỏi khi xây dựng đập nhằm đáp ứng mục tiêu về kỹ thuật, kinh tế và điều kiện thiết bị thi công ở Việt Nam là một tiêu chí rất quan trọng và cần thiết.
Để xử lý chống thấm cho nền đập, chúng ta thường áp dụng các giải pháp như: Giải pháp thay đất nền (đào chân khay kết hợp với tường nghiên sân phủ hoặc tường tâm), tạo màng chống thấm (hào bentonite, tạo hàng cọc xi măng đất, cọc cừ kết hợp với các biện pháp chống thấm khác, khoan phụt xi măng đất sét,các giải pháp hóa lý, .). Xử lý nền bằng cọc xi măng đất là một trong số những giải pháp đã và đang được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Giải pháp xử lý nền bằng cọc xi măng đất không chỉ ứng dụng cho xử lý nền đập mà còn ứng dụng cho các mục đích khác như: Gia cố nến sân bãi, bến cảng, chống thấm mang cống, làm tường chắn cho hố móng công trình
Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp công nghệ xử lý chống thấm cho nền về nguyên lý công nghệ, biện pháp thi công, ưu nhược điểm của các giải pháp, điều kiện ứng dụng. Từ đó có những kiến nghị cần thiết khi ứng dụng các giải pháp này trong thực tế xây dựng công trình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
+ Tổng quan về các giải pháp xử lý chống thấm cho nền đập.
+ Cơ sở khoa học và thực tiễn của các giải pháp xử lý chống thấm cho nền cát cuội sỏi, từ đó nêu ra ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng cho từng giải pháp.
+ Áp dụng tính toán, lựa chọn biện pháp xử lý chống thấm cho nền đập của Hồ chứa nước Mỹ Lâm - Phú Yên bằng cọc xi măng đất.
III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
+ Cách tiếp cận:
- Tìm hiểu thông tin và các tài liệu đã được nghiên cứu và ứng dụng.
- Khảo sát thực tế những công trình đã ứng dụng các công nghệ xử lý chống thấm cho nền cát cuội sỏi ở các công trình của Việt Nam.
- Các đánh giá của các chuyên gia.
+ Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan về lý thuyết và thực tiển của các giải pháp xử lý chống thấm cho nền đập với loại đất nền là cát cuội sỏi có.
- Nghiên cứu ứng dụng cụ thể cho một công trình phục vụ sản xuất.
IV. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC:
+ Tổng quan được các giải pháp xử lý chống thấm cho nền cát cuội sỏi.
+ Ứng dụng kết quả nghiên cứu để tính toán, lựa chọn giải pháp xử lý chống thấm nền đập cho một công trình cụ thể phục vụ sản xuất.
IV. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 1018
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16