Mã tài liệu: 259081
Số trang: 48
Định dạng: doc
Dung lượng file: 20,584 Kb
Chuyên mục: Kiến trúc
Mẫu Báo cáo môn Thực tập công nhân dành cho sinh viên năm thứ 3 khoa Kiến trúc trường Đại học Xây dựng (Hà Nội).
A. Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Trước khi thi công nền đất phải tiến hành một số công việc như:
- Giải phóng mặt bằng.
- Khảo sát nền đất.
- Tiêu nước trên bề mặt công trình.
a. Giải phóng mặt bằng thi công.
Giải phóng mặt bằng gồm một số công việc như: di chuyển mồ mả trên mặt bằng, phá dỡ các công trình cũ (không sử dụng đến), tháo gỡ bom mìn (nếu có), đào bỏ cây và rễ cây, phá đá mồ côi trên mặt bằng (nếu cần thiết), xử lý thảm thực vật thấp, dọn sạch chướng ngại vật tạo thuận lợi cho việc thi công.
Trước khi thi công cần phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để các chủ hộ có mồ mả, đường nước, đường điện biết để họ có kế hoạch di chuyển.
Nếu khu vực có bom mìn chưa nổ phải thuê công binh dò mìn và kịp thời vô hiệu hoá bom mìn.
Đối với các công trình như nhà cửa, công trình xây dựng phải có thiết kế phá dỡ bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.
Nếu trong mặt bằng thi công có cây to phải hạ cây, đào bỏ rễ cây. Trong khi tiến hành công việc này yêu cầu phải có biện pháp an toàn lao động cho người và máy móc.
Nếu có đá mồ côi thì có thể giải phóng bằng việc đánh mìn. Hòn nào cần để lại phải do kiến trúc sư quyết định.
Những lớp cỏ hoặc đất màu nên hớt bỏ thu gom vào một chỗ sau này sử dụng ổn định.
b. Khảo sát nền đất.
Khảo sát nền đất nhằm mục đích xác định chiểu sâu các lớp đất (cấu tạo địa tầng) và mực nước ngầm dưới nền đất.
Có những phương pháp sau đây thường được áp dụng:
- Phương pháp gây chấn động.
- Phương pháp động lực học.
- Phương pháp đo điện trở.
Hai phương pháp đầu là tạo ra một chuỗi sóng chấn động lên bễ mặt nền đất và dựa vào các định luật về phản xạ và cộng hưởng để xác định lại các tầng đất và độ sâu của chúng. Còn phương pháp thứ ba là tạo ra một nguồn điện truyền qua nền đất, vị độ dẫn điện của mỗi lớp đất khác nhau, cho nên qua đó xác định được độ sâu của từng lớp đất đá và loại đất ở dưới đó.
Ngoài ra còn áp dụng phương pháp hoan để thăm dò. Phương pháp này rẻ tiền, nhanh, không bị nước ngầm làm ảnh hưởng, song đôi khi không được chính xác bởi vì mẫu đất đá được lấy lên nhiều khi bị lẫn lộn giữa lớp trước và lớp sau .
Đối với những công trình nhỏ để khảo sát nền đất người ta có thể dùng những cọc sắt có đường kính 20mm và dài từ 1 đến 2m rồi đóng xuống nền đất.
Với những công trình đặc biệt quan trọng mà một phần nằm dưới mặt đất thì việc phân tích các mẫu nước ngầm xem nó là những loại nước gì (cứng hay mềm) hoặc có chứa các chất hoá học mà phá huỷ bê tông, sắt thép hay không. Khi tiến hành lất mẫu nước để xét nghiệm thì lấy ở độ sâu 10 cm dưới mặt nước ngầm (thường là những dụng cụ đặc biệt lấy ở các lỗ khoan thăm dò lên).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 2906
⬇ Lượt tải: 77
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 1508
⬇ Lượt tải: 17