Mã tài liệu: 130527
Số trang: 91
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
Trong lịch sử Văn học Việt Nam, đặc biệt là trong văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, có một tác giả mà cho tới nay chúng ta biết được chỉ có duy nhất một tác phẩm nhưng đấy lại là một tác phẩm vô cùng đặc sắc. Tên tác phẩm thật khiêm tốn: Truyền kỳ mạn lục (ghi chép một cách ngẫu hứng những truyện lạ được lưu truyền) nhưng từ khi ra đời đến nay, nó đã từng làm hao tổn tâm trí và giấy mực của nhiều thế hệ. Từ các bậc túc Nho thời xưa cho đến các nhà nghiên cứu văn học thời hiện đại đều đánh giá cao và coi tác phẩm là một biểu hiện vinh dự cho nền văn học nước nhà. Đặc biệt ở thế kỷ XVIII, một thế kỷ rực rỡ nhất của văn học trung đại, các học giả nổi tiếng như Vũ Khâm Lân, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú đã từng ca ngợi Truyền kỳ mạn lục là một thiên cổ kỳ bút, áng văn hay của bậc đại gia với lời lẽ thanh tao tốt đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen.
Vì vậy, nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục là việc làm có ý nghĩa nhằm khám phá đầy đủ hơn giá trị của tác phẩm.
Truyền kỳ mạn lục không chỉ là mối quan tâm của người Việt Nam mà còn là một tác phẩm văn học được sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học trên thế giới. Ngay từ những năm sáu mươi, tác phẩm đã được dịch ra tiếng Nga, các nhà nghiên cứu Xô-viết khi nghiên cứu văn học phương Đông thường chú ý tới Truyền kỳ mạn lục [43, tr.114]
Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong những đỉnh cao của văn học Việt Nam trung đại, càng ngày càng trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu, càng chiếm được cảm tình của bạn đọc. Càng ngày, người ta càng phát hiện và khẳng định vị trí vai trò của tác phẩm bởi nó ra đời đã đánh dấu sự trưởng thành của truyện ngắn Việt Nam trung đại, đánh dấu sự chuyển biến từ văn xuôi mang nặng tính chức năng sang văn xuôi giàu tính nghệ thuật. Mặc dù, tác giả đã khai thác những đề tài dân tộc, chú ý đến những truyền thuyết dân gian nhưng tác giả đã thực sự vươn lên trên cách ghi chép của lối biên soạn truyện cổ [27, tr.54].Tác phẩm biểu hiện một xu hướng thoát dần khỏi ảnh hưởng thụ động của văn học dân gian và văn xuôi lịch sử để bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn của văn xuôi tự sự, của truyện ngắn nghệ thuật.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Số phận người phụ nữ sống theo nguyên tắc đạo đức lễ giáo phong kiến
Chương 3: Số phận người phụ nữ có lối sống vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 695
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 1244
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 16