LỜI NÓI ĐẦU
Có lẽ trong ký ức của những người đã qua thời cắp sách đến trường mỗi lần tết đến xuân về, nhìn thấy cảnh phố xá trang hoàng rực rỡ lại nhớ đến những câu thơ trong bài Ông đồ của Vũ Đình Liên- một bài thơ sống với thời gian bởi cái dung dị sâu lắng mà có sức ám ảnh với độc giả bao thế hệ. Viết và thưởng thức câu đối- một nét đẹp “ vang bóng một thời ” trong truyền thống của dân tộc lại bừng sáng qua những câu thơ ngắn mà hàm chứa bao nỗi niềm...
Vào những năm đầu thế kỷ XX, cuộc chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế xã hội Việt Nam đã dẫn đến những thay đổi lớn trong đời sống tinh thần và văn học cũng nằm trong quy luật ấy. Trong tâm lí sáng tạo và thưởng thức văn học đã tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hoá phương Tây một cách mạnh mẽ. Vũ Đình Liên vẫn là một nhà thơ cũ giữa làng thơ Mới nhưng có lẽ chính buổi xã hội và văn hoá giao thời ấy đã chạm đến những rung cảm sâu xa về lòng thương người và nhớ cảnh cũ người xưa trong tâm khảm thi nhân để lại cho đời một bài thơ khắc tên ông trên văn đàn Việt Nam. Trong bối cảnh cuộc sống đổi thay, khi mà người ta không còn “vui cái vui thuở trước, buồn cái buồn thuở trước”, những giá trị truyền thống dần lui vào quá khứ nhường bứơc cho cái mới thâm nhập, bao trùm đời sống xã hội, “Ông đồ” là một cách ứng xử đẹp của một lớp hậu thế đối với nền Nho học đã xa thời hoàng kim.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
Những tài liệu bạn đã xem