ĐÂY THÔN VĨ GIẠ - HÀN MẶC TỬ.
Hàn Mặc Tử từng nói : "Tôi làm thơ - nghĩa là tôi bấm mét cung đàn, một vần thơ làm rung rinh làn ánh sáng”. Người đọc hôm nay lắng nghe được cung đàn Êy, đường tơ Êy đối với bao nỗi niềm da diết của thi sĩ họ Hàn ngân lên trong " Đây thôn Vĩ Giạ”. Người đọc nh thấy một làn ánh sáng rung rinh tõ trong TG tâm hồn, TG cảm xúc của Hàn Mặc Tử qua bài thơ này.
" Đây thôn Vĩ Giạ” đằng sau dòng tâm tư da diết đối với cuộc đời, đằng sau những câu thơ được viết “bằng tim, bằng óc, bằng phổi và cả bằng máu” là mét TG nghệ thuật của Hàn Mặc Tử, thế giới nghệ thuật “từ cái thực đi đến cái bào ảnh, từ bào ảnh đến huyền diệu, từ huyền diệu đến chiêm bao, mông lung bao trùm tất cả sự vật”.
Bài thơ như một bức tranh đẹp và thơ mộng về thôn Vĩ, rất điển hình cho vẻ đẹp của xứ Huế cùng với một tình yêu tha thiết của Hàn Mặc Tử đối với vùng quê này. Mét quan niệm như thế sẽ chỉ làm nổi bật lên vẻ đẹp của một bức tranh thơ tả cảnh ngụ tình.
Cần có mét quan niệm khá phong phó về vẻ đẹp của bài thơ khi gắn liền với mối tình (thực ra chỉ là một mối tình đơn phương) của Hàn Mặc Tử đối với Hoàng Cúc, bài thơ vì thế gần như chỉ còn là bài thơ tuyệt mệnh về một mối tình không thành của nhà thơ. Những quan niệm Êy khiến người đọc không thể không đồng cảm một cách sâu sắc với những ngân rung tõ tiếng đàn thơ của Hàn Mặc Tử trong “ĐTVG”.
Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời khi HMT vì sợ bị bắt vào nhà thương phong “nên phải chèn chui chèn lủi trong mét căn nhà rách nát”. Đó là cảnh ngộ HMT đã cảm nhận sâu sắc sự cách biệt vĩnh viễn giữa nhà thơ và cuộc đời. Trong cảnh ngộ “cùng một thời gian, cùng một không gian” mà cuộc đời đã là một thời giới khác, đã trở thành quá khứ đối với nhà thơ. Viết trong cảnh ngộ Êy, bức bưu ảnh mà HC gửi cho chỉ là một cái cớ để làm bừng dậy trong HMT tình yêu cháy bỏng đối với cuộc đời, những nỗi niềm tiếc nuối đau đớn xót xa càng làm bừng lên một tình yêu mãnh liệt đến tuyệt vọng của thi sĩ đối với cuộc đời ngoài kia đó chính là dòng tâm tư chảy suốt bài thơ.
Tõ một cách hiểu như thế về bài thơ, tõ mét sù đồng cảm như vậy với thi sĩ ta thấy tựa đề “ĐTVG” không còn là lời giới thiệu về thôn Vĩ nữa. Bốn chữ “ĐTVG” như bật ra tõ sù bàng hoàng của nhà thơ khi trong nỗi niềm đau đáu hướng về cuộc đời bất chợt gặp thôn Vĩ hiện ra trong những hình ảnh, những màu sắc cụ thể từ bức bưu ảnh của HC. H/ a thôn Vĩ Giạ nh làm sống dậy trong tâm tưởng nhà thơ bao nhiêu kỉ niệm đã trở thành máu thịt của 10 năm niên thiếu mà nhà thơ từng gắn bó. Và đó cũng chính là h/ a của cuộc đời ngoài kia.
Khổ 1:
Bèn câu thơ mở đầu vì thế là một cái nhìn toàn cảnh đối với thôn Vĩ, là một hình dung tưởng tượng toàn bộ thôn Vĩ với những vẻ đẹp hết sức điển hình đã trở thành những nét chạm khắc trong tâm tưởng nhà thơ.
Có thể thấy sau trạng thái bàng hoàng sửng sốt khi bất chợt nhận ra thôn Vĩ từ bức bưu ảnh, giữa không gian cách biệt cuộc đời trong những chữ “ĐTVG”, mạch cảm xúc đã được tiếp nối bằng câu thơ mở đầu tác phẩm:
" Sao anh không về chơi thôn Vĩ”
Câu thơ Êy đâu chỉ là lời trách yêu ngọt ngào đầy chất Huế, đâu chỉ là lời gợi mở để đón chào du khách đến với thôn Vĩ, nó chính là câu hỏi mà thi sĩ tự đặt ra cho mình. Nhớ về thôn Vĩ nhà thơ tự trách mình " Sao anh không về chơi thôn Vĩ” để được nhìn thấy " hàng cau nắng mới lên”, để được nhìn thấy " vườn ai mướt quá xanh như ngọc”, để lại được thấy " gương mặt chữ điền” sau " lá tróc che ngang”. " Sao anh không về chơi thôn Vĩ” để bây giờ trong cảnh ngộ đầy xót xa kia chỉ có thể đến với thôn Vĩ trên những nẻo mơ với một nỗi buồn da diết. HMT từng viết: " từ nay trong giã, trong mưa lời thảm thương rền khắp nẻo đường mơ" và dường nh " ĐTVG” là mét trong những khúc dạo đầu cho những lời thảm thương trước một tình yêu đến vô cùng đối với cuộc đời.
Bức tranh thôn Vĩ hiện ra một cách cụ thể với một vẻ đẹp hết sức tiêu biểu. Từ cái nguyên sơ của bầu trời thôn Vĩ lúc nắng mới đang lên với hàng cau lung linh nắng sớm, một bầu trời thanh khiết cho đến những khu nhà vườn “xanh mướt như ngọc” và hình ảnh gương mặt chữ điền Èn hiện thấp tháng sau những tầng lá tróc che ngang... Tất cả đều rất đẹp, rất thơ mộng nhưng đặt vào trong mạch cảm xúc ta thấy nó chứa đựng bao nhiêu sự xót xa tiếc nhớ khiến nhà thơ phải tự trách mình " sao anh không về chơi thôn Vĩ”.
Bức tranh thôn Vĩ hiện lên trong dòng hồi tưởng của nhà thơ nh những thước phim gắn liền với cuộc hành trình bằng tâm tưởng. Bởi thế một cái nhìn tõ xa đã bao quát toàn bộ bầu trời thôn Vĩ, điểm nhỡn được đặt vào những hàng cau nổi bật trên nền trời Êy. Tõ hàng cau, ánh sáng lung linh toả ra làm bừng sáng trong nhà thơ hình ảnh thôn Vĩ. Để rồi nhà thơ nh người đặt chân đến bến sông thôn Vĩ ngỡ ngàng trước một màu xanh vốn quen thuộc là thế mà nay trở nên mới mẻ biết bao. Thi sĩ phải thốt lên " vườn ai mướt quá xanh nh ngọc”. Điểm nhỡn nghệ thuật đã chuyển từ bầu thời giữa hàng cau trong nắng mới xuống những khu vườn thôn Vĩ. Không chỉ có ánh mắt chạm vào màu xanh mà mọi cảm giác của nhà thơ đều nh chạm vào màu xanh Êy ta mới thấy nhà thơ đang cất lên trong lòng mình những lời cảm thán đầy nhớ thương qua hai chữ " vườn ai”. Niềm xúc động khiến nhà thơ rung lên hai chữ " mướt quá”. Mét h/ a so sánh " xanh nh ngọc” đủ làm cho cảnh vật thôn Vĩ, bức tranh thôn Vĩ nh mét viên ngọc bích long lanh trong nắng sớm.
Tõ bức tranh cận cảnh này điểm nhỡn nghệ thuật dừng lại trước mét h/ a đặc tả. H/ a đặc tả gương mặt chữ điền đã gợi ra biết bao tranh cãi. Người thì cho đó là cái cửa sổ của căn nhà trong khu nhà vườn. Người thì cho đó là cái cổng của nhà quý phái... Nói cho cùng thì đó cũng chỉ là gương mặt của con người mà thôi. Bởi trong nỗi niềm nhớ thương đối với cuộc đời HMT đâu chỉ nhớ tới cảnh vật thiên nhiên. Nhà thơ từng viết:
“Tôi còn yêu mến biết bao người
Đầy lệ đầy thương đầy tuyệt vọng
Ôi giờ hấp hối sắp chia phôi”
Xét về mặt hội họa nhà thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp kín đáo đôn hậu của con người mà t/ g hằng yêu mến bởi sự thấp thoáng sau lá tróc che ngang. Nhưng chính cái thấp thoáng đấy lại càng khơi gợi một nỗi nhớ mạnh mẽ hơn đối với gương mặt chữ điền kia. Và chính h/ a lá tróc che ngang lại càng có tác dụng làm nổi bật gương mặt chữ điền Êy.
Khổ 2:
Không ai phủ nhận thơ HMT nhuốm một màu siêu thực nhưng trong cái siêu thực Êy lại là hiện thực của một cõi lòng, bởi thế đến với thơ HMT phải vượt qua những lớp sương mờ ảo siêu thực để đến với cái thực của một dòng tâm tư, của cõi lòng gắn bó với cuộc đời bằng cả tim, cả óc, cá máu của nhà thơ. Ở “ĐTVG” cũng vậy! sau những h/ a rất thực về thôn Vĩ Èn chứa trong đó một nỗi niềm đau đáu xót thương đối với thôn Vĩ, đối với cuộc đời. Là những câu thơ nh được bao trùm bởi những sắc màu siêu thực:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”.
Nỗi niềm nhớ thương thôn Vĩ, nhớ thương cuộc đời ngoài kia đã được đẩy tới đỉnh điểm thành một trạng thái đau đớn xót xa đến tan tác cả cõi lòng. Vì thế vẫn là thôn Vĩ đấy mà bao nhiêu cái non tơ mơn mởn của một sức sống trinh nguyên của thôn Vĩ đã bị mờ đi để chỉ còn là “gió theo lối gió, mây đường mây”. Cái siêu thực của câu thơ chính là sù phi lý của cảnh mây, gió đôi ngả chia lìa tan tác. Nhưng chính cái phi lý Êy lại là cái thực của tâm trạng. Trái tim nh bị nát ra từng mảnh, cõi lòng nh đứt đoạn. Nỗi đau khi tiếc nhớ về cuộc đời ngoài kia khiến nhà thơ nh chìm đắm vào sù tan tác chia lìa cuả cảnh vật. Mây gió đâu còn là mây gió nữa nó chính là cõi lòng của thi nhân. Và dường như nhấn mạnh nỗi đau đớn đến phi lý mà thi sĩ đang phải chịu đựng sù chia cắt nhà thơ với cuộc sống đã trở thành máu thịt trong mỗi câu thơ. Cảnh mây gió vì thế đâu phải chỉ bó hẹp trong nỗi đau về mối tình đâu phương của họ Hàn.
HMT nh thấy nỗi đau của mình đã dâng đầy trong không gian thôn Vĩ, một không gian thực ra chỉ hiện lên trong tâm tưởng. Cả không gian nh chết lặng đi trong nỗi niềm đau xót của nhà thơ “dòng nước buồn thiu” thực ra không muốn chảy. Đến hoa bắp ven sông cũng chỉ khẽ lay động. Từ mây gió đến dòng nước, hoa chỉ còn là mét TG bào ảnh khi con người đang tuyệt vọng trước mét t/ y lớn đối với cuộc đời. Mạch thơ đã biến chuyển đúng nh quan niệm về hiện thực của HMT “thơ đi từ cái thực đến cái ảo ảnh”. Nhịp thơ ở đây còng tan tác chia lìa với những chữ lối gió, đường mây.
Bức tranh thôn Vĩ và một vẻ đẹp huyền diệu nh được viết ra tõ những kỉ niệm của một thời niên thiếu. Mạch cảm xúc đột ngột chuyển tõ sù đau đớn của cảnh xé lòng mây, giã chia lìa tới một vẻ đẹp hết sức dịu dàng với một giọng thơ dường nh nhiều ngọt ngào hơn xót xa. Đó là những câu thơ viết về trăng, nước, con thuyền của thôn Vĩ còng nh của xứ Huế. Phải chăng dòng tâm tư cuộn chảy dữ dội trước cảnh chia lìa mây gió đã lắng vào những kỉ niệm nh mét khóc ngoặt trên dòng hồi tưởng Êy để bức tranh thôn Vĩ trở nên thơ mộng và huyền diệu:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”.
Mét sù “dịu lại” trong lòng thi nhân đã đem đến cho bức tranh thôn Vĩ một vẻ đẹp dịu dàng thơ mộng khác hẳn với những h/ a về trăng, về con thuyền, về dòng sông thường thấy trong tập thơ “Điên”, tập thơ có bài “ĐTVG”. Ở đó cảnh vật hoàn toàn là tâm trạng điên loạn:
“Ôi điên cường, ôi dồ dại, dồ dại
Ta đi thuyền trên mặt nước lòng ta
Ôi điên cường, ôi dồ dại, dồ dại
Ta cắm thuyền chính giữa vùng hồn ta”.
Ở “ĐTVG” đó chính là mét con thuyền, một dòng sông, một kỉ niệm của một thời niên thiếu “chơi giữa mùa trăng”. Trăng nước nh trong “bồng lai tiên cảnh” mà HMT đã từng viết : "Sông là một dải lụa bạch ! không, sông là một đường trăng trải chiếu vàng. Con thuyền của tôi chở đầy hào quang châu ngọc vì thỉnh thoảng có những vì tinh tú rơi xuống con thuyền của tôi. . . ”
Tuy nhiên, những câu hỏi “thuyền ai?”, “có chở trăng về kịp tối nay” vẫn hiện lên bao nhiêu thương tiếc về dòng sông Êy.
Khổ 3:
Dòng tâm tư của thi sĩ họ Hàn trong nỗi niềm đau đáu nhớ thương cuộc đời ngoài kia đã được khép tụ lại trong khổ thơ cuối cùng, khổ thơ với những lời thơ như một tiếng nói chới với giữa dòng tâm tư cuộn xoáy hướng về cuộc đời với mét t/ y vừa cháy bỏng lại vừa tuyệt vọng mà vẫn không chịu nguôi ngoai, vẫn muốn khẳng định cái đậm đà của TG Êy. Mạch thơ theo dòng tâm tư Êy đã từ cái bào ảnh đi tới huyền diệu để từ đây chìm vào TG chiêm bao, mông lung trong sương khói, nhân ảnh:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa.
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”
Trong TG chiêm bao mê ảnh HMT như thấy mỗi lúc mét xa thêm. Dường như càng mơ về cuộc đời cuộc đời càng xa, càng hướng tới em, hướng tới thôn Vĩ thì những h/ a thân thương lại càng trở nên xa vời. Bởi thế một câu thơ chỉ là sự lặp lại những chữ “khách đường xa”. Hình bóng thân thương như lẫn vào trong TG chiêm bao Êy nhà thơ như bối rối trước cảm giác này đã phải thốt lên “áo em trắng quá nhìn không ra”. Có mét TG chiêm bao phủ đầy một màu trắng hư ảo là “sương khói mờ nhân ảnh”. Có lẽ đó là câu thơ