<!--
/* Font Definitions */
@font-face
{font-family:"MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-alt:"MS 明朝";
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
@font-face
{font-family:"\@MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
/* Style Definitions */
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin:0in;
margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-font-family:"MS Mincho";}
@page Section1
{size:8.5in 11.0in;
margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in;
mso-header-margin:.5in;
mso-footer-margin:.5in;
mso-paper-source:0;}
div.Section1
{page:Section1;}
-->Tập thơ Đau Thương được chia làm 3 phần gồm : Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên. Nói đến thơ Hàn Mặc Tử, người ta nhớ đến thơ Cổ điển trong Lệ Thanh thi tập, thơ Lãng mạn trong Gái quê... nhưng, hơn tất cả là nhớ đến Thơ Điên trong Đau thương. Có thể nói chính Thơ Điên chứ không phải gì khác là phần đặc sắc nhất đã làm nên cái "lạ", làm nên tên tuổi và ngôi vị Hàn Mặc Tử. Đau thương – như đã nói ở phần sơ lược – viết theo trường phái thơ siêu thực của nhà thơ nổi tiếng người Pháp André Breton (1896 – 1966). Trong “Tuyên ngôn” của André Breton đã nêu lên “lối viết tự động” (écriture automtique) là lối viết thể hiện mọi ý tưởng, cảm xúc ngẫu nhiên từ cõi tiềm thức, những giấc mơ, ảo giác… vượt ra sự kiểm soát của lý tính. Và thơ của Hàn Mặc Tử cũng đúng như vậy.
1. Hương thơm: "Người ta gọi thơ ông là thơ điên. Thật ra cái giọng điên chỉ có ở giai đoạn sau, giai đoạn đầu thơ ông trong trẻo lắm" (Vũ Quần Phương).
Quả cũng đúng, phần đầu của tập Đau Thương có 2 bài thơ lãng mạn nổi tiếng là Đây thôn Vĩ Dạ và Mùa xuân chín dường như không mang một chút điên nào hết mà chỉ chứa đầy nỗi xót xa của Hàn Mặc Tử khi mới phải vào trại phong Tuy Hoà.
a) Mùa xuân chín: Có rất nhiều bài thơ nói về mùa xuân nhưng không hiểu sao tôi vẫn ấn tượng nhất với “Mùa xuân chín” của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Ngay cái tiêu đề “Mùa xuân chín” đã khác lạ rồi. Trong “Bức tranh quê” của Anh Thơ ta gặp “Chiều xuân”, “ Đêm xuân”. Ở Xuân Diệu ta gặp “Xuân không mùa” và Chế Lan Viên ta gặp “Xuân”… Tất cả những tiêu đề đó đều rất quen thuộc nên ít gây ấn tượng. Tiêu đề “Mùa xuân chín” buộc ta phải nghĩ ngợi để tìm một cách hiểu. “Mùa xuân” sao lại “chín”? Phải chăng mùa xuân là trái trên cây, là quả ở trên cành. Trên cành có quả xanh, quả chín. Mùa xuân cũng thế: có mùa xuân đang xanh và có mùa xuân đã vào độ chín. Hàn Mặc Tử là người đầu tiên có cách nói về mùa xuân độc đáo, mới lạ như vậy. Nhưng đó mới chỉ là suy đoán. Đọc hết bài thơ ta mới hiểu ngầm ý của tác giả.
Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ
GỢI Ý
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
Thông tin tài liệu
49 trang
Đăng bởi: batdongsanhnvn -
10/02/2025
Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars -
"Tài liệu tốt"
by khotrithucso.com,
Written on
10/02/2025
Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Đau thương